Khái niệm cơ quan hành chính nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội (Trang 42)

3 Trích từ bài viết của PGS.TS Phạm Hữu Nghị

1.3.1. Khái niệm cơ quan hành chính nhà nƣớc

Theo Hiến pháp năm 1992: Bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước bao gồm 03 hệ thống cơ quan: cơ quan lập pháp (Quốc hội), cơ quan tư pháp (TAND và VKSND) và cơ quan hành pháp (cơ quan quản lý hành chính nhà nước). Cơ quan hành chính nhà nước là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong các sách, báo pháp lý ở nước ta. Thuật ngữ này, được khoa học quản lý hành chính tiếp cận và giải nghĩa dưới các góc độ như sau:

Dưới góc độ ngôn ngữ. Theo Từ điển tiếng Việt do Nhà xuất bản Đà Nẵng ấn hành: "Cơ quan hành chính là cơ quan quản lý chung, hay từng mặt công tác, có nhiệm vụ chấp hành pháp luật và chỉ đạo thực hiện các chủ trương, kế hoạch của Nhà nước. Các bộ, cục, sở là những cơ quan hành chính" [34, tr. 2008].

Dưới góc độ pháp lý. Theo Từ điển Giải thích thuật ngữ luật học: Cơ quan hành chính nhà nước là tổ chức cấu thành hệ thống hành chính nhà nước thống nhất, nhân danh quyền lực nhà nước thực hiện hoạt động chấp hành - điều hành của Nhà nước. Cơ quan hành chính nhà nước giữ vị trí nhất định trong bộ máy nhà nước, có mối liên hệ chặt chẽ với các cơ quan nhà nước khác đồng thời là hệ thống thống nhất, trong đó, các cấp, các bộ phận có liên hệ hữu cơ với nhau và chịu sự lãnh đạo thống nhất của Chính phủ [28, tr. 40]. Theo Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội:

Cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, trong phạm vi thẩm quyền của mình thực hiện hoạt động chấp hành - điều hành và tham gia vào các quan hệ quản lý nhân danh quyền lực nhà nước [30, tr. 185].

Theo Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật của Trường Đại học Luật Hà Nội:

Các cơ quan quản lý nhà nước còn được gọi là hệ thống các cơ quan chấp hành, điều hành hoặc cơ quan hành chính nhà nước. Những tên gọi đó đều có nội dung cụ thể, phản ánh vị trí, chức năng, tính chất của các cơ quan quản lý nhà nước khi chúng được xem xét từ những góc độ khác nhau. Chẳng hạn khi tiếp cận từ góc

độ địa vị pháp lý và đặt trong mối quan hệ với cơ quan quyền lực nhà nước, các cơ quan quản lý nhà nước được gọi là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước. Khi xem xét tính chất của cơ quan quản lý nhà nước, chúng được gọi là cơ quan hành chính nhà nước và nếu xét từ góc độ chức năng, chúng là cơ quan quản lý, điều hành [27, tr. 262].

Theo Sổ tay Thuật ngữ pháp lý thông dụng xuất bản năm 1998:

Cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan đảm nhiệm chức năng quản lý, điều hành xã hội mang tính chất chuyên nghiệp … được tổ chức thành một hệ thống hành chính thống nhất từ trung ương xuống đến cơ sở, do cơ quan quyền lực nhà nước (Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp) lập ra và chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước các cơ quan đại diện đó. Ở nước ta, hệ thống các cơ quan hành chính gồm Chính phủ, các bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân xã và các sở, ban, ngành trực thuộc [25, tr. 92].

Trong Giáo trình Quản lý hành chính nhà nước, thuật ngữ cơ quan hành chính nhà nước cũng được xác định "là một bộ phận của bộ máy nhà nước, do Nhà nước lập ra để thực hiện chức năng hành pháp và hành chính nhà nước" [25, tr. 391].

Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định:

Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước; bảo đảm hiệu lực của bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật… [19, tr. Điều 109].

"Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân" [19, Điều 123].

Từ các quan niệm nêu trên cho thấy cơ quan hành chính nhà nước mang những đặc điểm cơ bản sau đây:

Thứ nhất, cơ quan hành chính nhà nước là một cơ quan trong hệ thống các cơ quan nhà nước, được thành lập theo quy định của pháp luật (Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh) có tổ chức và hoạt động theo quyết định của pháp luật; sử dụng quyền lực nhà nước thực thi chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định;

Thứ hai, cơ quan hành chính nhà nước là một loại cơ quan thuộc quyền lực hành pháp, được lập ra để thực thi pháp luật do cơ quan quyền lực nhà nước ban hành. Thẩm quyền của chúng chỉ giới hạn trong phạm vi chấp hành, điều hành và chịu sự giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp;

Thứ ba, hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước mang tính thường xuyên, liên tục và tương đối ổn định, là cầu nối trực tiếp nhất đưa đường lối, chính sách, pháp luật vào cuộc sống;

Thứ tư, tổ chức của cơ quan hành chính nhà nước có mối quan hệ trực thuộc theo một thứ bậc chặt chẽ (quan hệ mệnh lệnh) tạo thành một hệ thống thống nhất từ trung ương xuống các cấp ở địa phương;

Thứ năm, chức năng quan trọng và chủ yếu của cơ quan hành chính nhà nước là quản lý, điều hành các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội một cách độc lập tương đối trong phạm vi một quốc gia hay một địa phương nhất định.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)