Những nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội (Trang 84)

3 Trích từ bài viết của PGS.TS Phạm Hữu Nghị

2.3.3.2.Những nguyên nhân chủ quan

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan, tồn tại, hạn chế của việc áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Thanh Trì còn bắt nguồn từ các nguyên nhân chủ quan sau đây:

Thứ nhất, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cho địa phương chưa được đồng bộ, phù hợp, thiếu nhất quán, cùng với những yếu kém trong công tác tổ chức thi hành pháp luật đất đai dẫn đến hậu quả khó khăn cho việc giải quyết sau này, bởi đa số các tranh chấp đều phát sinh từ quá trình sử dụng đất ở các năm trước;

Thứ hai, hầu hết các dự án thu hồi đất, bồi thường, GPMB trong mấy năm gần đây là do thành phố tổ chức (dự án đường quốc lộ 1A, dự án đường vành đai 3, dự án thoát nước giai đoạn 2, cầu Hữu Hòa…), huyện Thanh Trì chỉ là đơn vị thực hiện. Do đó, khi người dân khiếu kiện, đòi giải quyết tranh

chấp về quyền lợi liên quan đến đất đai đều khó giải quyết. Bởi các dự án đều được thành phố xây dựng, phê duyệt từ nhiều năm trước nhưng tới nay mới triển khai, nên giá trị bồi thường không còn phù hợp, gây nên những bức xúc, thua thiệt thực sự cho người dân; không có phương án tích cự về giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi, mà hầu hết là nông dân, nếu không còn hoặc còn ít đất để sản xuất thì không thể đảm bảo cuộc sống. Hay như việc điều chỉnh giá đất đền bù đã tạo sự bất bình đẳng đối với người bị thu hồi đất được đền bù, phát sinh đơn khiếu kiện đòi quyền lợi tương xứng,…;

Thứ ba, công tác tổ chức thi hành pháp luật đất đai còn yếu kém, do các quy định về chế tài chưa phù hợp. Lại thêm một bộ phận cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật nhằm trục lợi; thiếu trách nhiệm, phiến diện trong cách hiểu và áp dụng pháp luật; hoặc do trình độ yếu kém dẫn đến những cách thực hiện chưa đúng quy định; xử lý mang nặng cảm tính, chưa theo kịp cách ứng xử theo pháp luật;

Thứ tư, do việc giải quyết tranh chấp đất đai rất phức tạp, mà phân nửa văn bản giải quyết là không được các bên đương sự thống nhất, chấp thuận mà tiếp tục khiếu kiện dai dẳng, không đúng nơi giải quyết, gửi kiến nghị tới khắp các cơ quan, ban, ngành, gây tâm lý bức xúc, làm rắc rối thêm tính chất tranh chấp; thậm chí có những cá nhân còn lợi dụng quyền dân chủ để khiếu, tố sai; tìm mọi lý do để yêu cầu các cơ quan phải thụ lý giải quyết;

Thứ năm, một thực trạng mới nổi lên khi thực hiện công tác này đó là việc các cá nhân công dân và một số Công ty tư vấn Luật (với vai trò là người đại diện) đã lợi dụng các quy định pháp luật, nhất là những kẽ hở để lách luật, cố tình dây dưa, tìm đủ lý do để đưa vụ việc vào giải quyết tại cơ quan hành chính, tránh gửi qua TAND thụ lý vì lo sợ những chứng cứ của mình chưa đảm bảo, sợ các khoản án phí và các vấn đề khác,…;

Thứ sáu, chúng ta hiện nay chưa ban hành những điều luật để xử lý nghiêm đối với các hành vi khiếu kiện không có cơ sở, bôi nhọ danh dự các

cá nhân, tổ chức; che giấu bóp méo các mối quan hệ, các chứng cứ nhằm đạt được những mong muốn riêng. Chính sách của Nhà nước ta hiện nay là khuyến khích quyền tự do dân chủ, việc phát hiện, tố giác những hành vi sai phạm của các cá nhân, tổ chức nên việc đưa ra những chế tài quá nghiêm khắc e rằng sẽ không khuyến khích được người dân;

Do đó, một số công dân đã lợi dụng, gửi đơn liên tục, nhiều lần đến các đồng chí lãnh đạo, các cơ quan thành phố và Trung ương để yêu cầu chỉ đạo giải quyết. Khi các cơ quan chuyên môn báo cáo cụ thể vụ việc và đề nghị có biện pháp xử lý nghiêm đối với những đối tượng này nhưng đều không nhận được sự đồng tình của các đồng chí lãnh đạo.

Chương 3

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội (Trang 84)