0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đa

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI THÔNG QUA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH TRÌ - HÀ NỘI (Trang 36 -36 )

2 Xem từ bài viết của TS Doãn Hồng Nhung.

1.2.3. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đa

Hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai trực tiếp động chạm đến lợi ích của các tổ chức và người dân. Để hoạt động này thực hiện đúng pháp luật, công bằng, minh bạch, pháp luật đất đai đã xác định các nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai; cụ thể như sau:

Thứ nhất, nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu.

Điều 17 Hiến pháp 1992 khẳng định: "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý". Điều 5 Luật Đất đai 2003 quy định: "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu". Như vậy, toàn bộ đất đai trên lãnh thổ Việt Nam đều thuộc quyền sở hữu đại diện của Nhà nước.Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình chỉ là những người được Nhà nước giao đất sử dụng. Họ không có quyền sở hữu đất đai. Khi giải quyết tranh chấp đất đai phải tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu đại diện của Nhà nước, kiên quyết bảo vệ những thành quả cách mạng về ruộng đất, giữ vững ổn định xã hội theo phương châm "Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã giao cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" (khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai 2003).

Thứ hai, nguyên tắc bảo đảm lợi ích của người SDĐ, nhất là lợi ích kinh tế, khuyến khích việc tự thương lượng, tự hòa giải trong nội bộ nhân dân.

Nhà nước tôn trọng các quyền của người SDĐ, tạo điều kiện cho các quyền này được thực hiện. Thực tế đã chỉ ra rằng: nếu lợi ích của người SDĐ không được đảm bảo thì việc SDĐ không thể mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhà nước tôn trọng quyền tự định đoạt của các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật đất đai, tôn trọng quyền tự do thỏa thuận, thương lượng của họ trên cơ sở quy định của pháp luật (Điều 135 Luật Đất đai 2003). Hòa giải đã trở thành cách thức và nguyên tắc giải quyết tranh chấp được áp dụng thường xuyên, hiệu quả.

Thứ ba, nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai phải nhằm mục đích ổn định tình hình kinh tế - xã hội, gắn việc giải quyết tranh chấp đất đai với việc tổ chức lại sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa.

Tranh chấp đất đai có ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt của đời sống. Khi giải quyết tranh chấp phải nhằm mục đích ổn định các quan hệ xã hội, bảo

vệ sản xuất của người dân. Trong điều kiện "đất chật, người đông", việc giải quyết tranh chấp đất đai cần chú trọng đến việc bố trí cơ cấu sản xuất theo hướng phát triển kinh doanh tổng hợp, thâm canh tăng vụ, mở mang ngành nghề, phân bố lại lao động, khu dân cư phù hợp với phát triển làng nghề, đặc điểm đất đai và quy hoạch ở địa phương; thông qua đó phát huy thế mạnh của từng vùng, thực hiện chủ trương của Đảng: "Ai giỏi nghề gì, làm nghề ấy".

Thứ tư, nguyên tắc đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa. Khi giải quyết tranh chấp đất đai phải chú ý và tuân thủ các nguyên tắc, trình tự, thủ tục, thẩm quyền mà pháp luật quy định. Phát hiện và giải quyết kịp thời các vi phạm pháp luật về đất đai, tránh tình trạng để tranh chấp đất đai kéo dài, ảnh hưởng đến tâm lý và lợi ích của nhân dân, đảm bảo cho pháp luật đất đai được thực hiện một cách công bằng, nghiêm minh, nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước bằng pháp luật.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI THÔNG QUA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH TRÌ - HÀ NỘI (Trang 36 -36 )

×