Thực trạng áp dụng các quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đa

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội (Trang 67)

3 Trích từ bài viết của PGS.TS Phạm Hữu Nghị

2.2.2.2.Thực trạng áp dụng các quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đa

quyền. Do đó không thụ lý giải quyết và đề nghị UBND huyện tiếp tục thụ lý. Tiếp đó, UBND huyện đã tổ chức hội nghị tư vấn có sự tham gia của các ban, ngành có liên quan đã xác định: Trường hợp ông Cánh, ông Quảng đòi quyền SDĐ theo san thư các cụ để lại, mà san thư là một trong các giấy tờ được quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 50 Luật Đất đai 2003. Do vậy, căn cứ khoản 1, Điều 136 thì tranh chấp về quyền SDĐ thuộc thẩm quyền của TAND. Vụ việc kéo dài suốt từ năm 2005 đến 2008, do việc vận dụng các quy định của pháp luật không thống nhất, suy luận theo những ý kiến mang tính cá nhân, gây nên những bức xúc không chỉ cho người dân mà cả các cơ quan trực tiếp giải quyết.

2.2.2.2. Thực trạng áp dụng các quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai quyết tranh chấp đất đai

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai không được quy định rõ ràng, cụ thể như trình tự giải quyết các vụ khiếu nại, tố cáo về đất đai. Do đó, các vụ việc thường được xem xét theo trình tự, thủ tục giải quyết đơn kiến nghị, dân nguyện, thời gian căn cứ theo thời hạn giải quyết khiếu nại. Tuy nhiên, đối với những vụ việc phức tạp thì không thể giới hạn thời gian. Các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai vẫn chưa được cụ thể, rõ ràng. Chính vì vậy đã cản trở, làm ách tắc trong việc giải quyết tranh chấp đất đai trong thời gian qua. Điều này thể hiện:

Thứ nhất, về trình tự hòa giải. Một điểm mới quy định tại các Ðiều 135 và 136 của Luật Ðất đai năm 2003 là khi xảy ra tranh chấp đất đai nhất thiết phải qua hòa giải tại UBND cấp xã, nơi có đất tranh chấp. Chỉ sau khi

UBND cấp xã đã tiến hành hòa giải mà một hoặc các bên đương sự không nhất trí thì mới được phép khởi kiện tại cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Với quy định này, thực tiễn giải quyết tranh chấp đất đai trong thời gian qua đã phát sinh những vướng mắc sau:

- Trường hợp UBND cấp xã triệu tập nhiều lần nhưng người bị kiện cố tình không đến, cho nên không thể tiến hành hòa giải được. Với tình huống này, có cơ quan thụ lý đơn khởi kiện của đương sự để giải quyết, nhưng cũng không ít cơ quan trả lại đơn khởi kiện vì cho rằng tranh chấp chưa được hòa giải tại chính quyền cấp xã. Như vậy, nếu người bị kiện cố tình trốn tránh việc tham gia hòa giải thì tranh chấp sẽ không bao giờ được giải quyết. Quy định nhất thiết phải có biên bản hòa giải mới thụ lý vụ việc là quá máy móc. Khi xem xét các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu kiện hành chính hoặc giải quyết tranh chấp lao động đều có quy định trong trường hợp đơn khiếu nại không được giải quyết hoặc tranh chấp lao động không được hòa giải tại cơ sở trong thời hạn pháp luật quy định thì người khiếu nại, các bên tranh chấp có quyền khởi kiện đến TAND. Ngay trong Bộ luật Tố tụng dân sự cũng có quy định, trường hợp bị đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt thì tòa án lập biên bản về việc không tiến hành hòa giải được để đưa vụ án ra xét xử. Do đó, không thể cứng nhắc quy định là phải có biên bản hòa giải mới thụ lý đơn khởi kiện mà nếu người khởi kiện cung cấp được các tài liệu về việc UBND cấp xã đã triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà người bị kiện cố tình vắng mặt thì các cơ quan có thẩm quyền vẫn thụ lý để giải quyết;

- Trong thực tế, tranh chấp đất đai xảy ra rất đa dạng. Vậy loại tranh chấp nào phải qua hòa giải tại chính quyền cấp xã? Ðây là vấn đề có nhiều cách hiểu khác nhau. Nơi này thì cho rằng chỉ có loại tranh chấp ai là người có quyền SDĐ mới phải qua hòa giải tại cấp xã, còn các tranh chấp về hợp đồng liên quan quyền SDĐ như chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho... và tranh chấp thừa kế quyền SDĐ thì không bắt buộc phải qua hòa giải tại cấp

xã. Ngược lại, ở nơi khác thì lại khẳng định tất cả các tranh chấp đất đai kể cả các tranh chấp hợp đồng liên quan quyền SDĐ và thừa kế quyền SDĐ đều bắt buộc phải qua hòa giải tại cấp xã trước khi khởi kiện đến cơ quan có thẩm quyền. Tranh chấp đất đai là một trong những vấn đề "nóng" ở các địa phương hiện nay đòi hỏi phải được giải quyết một cách nhanh chóng, kịp thời. Ðiều đó không chỉ nhằm góp phần ổn định trật tự xã hội mà còn phòng tránh các hậu quả khác có thể xảy ra. Tuy nhiên, các quy định hiện hành bộc lộ những tồn tại nêu trên về hòa giải tranh chấp đất đai thì không thể giải quyết nhanh chóng, dứt điểm tranh chấp đất đai;

Thứ hai, về trình tự giải quyết tranh chấp đất đai. Thực tế giải quyết các vụ tranh chấp đất đai tại cơ quan hành chính được thực hiện trên cơ sở thu thập hồ sơ, chứng cứ của các bên có liên quan và xem xét hồ sơ, thực tế SDĐ đối chiếu trên cơ sở các quy định pháp luật để ban hành văn bản giải quyết. Tuy nhiên, nếu không thể thu thập đầy đủ chứng cứ từ phía các đương sự do họ không chịu hợp tác; hoặc hồ sơ địa chính lưu giữ chưa đầy đủ, sai lệch so với thực tế sử dụng,… thì văn bản giải quyết chỉ có thể kết luận trên cơ sở những căn cứ thu thập được. Do vậy không giải quyết được tận gốc nguyên nhân tranh chấp. Mặt khác, trong quá trình giải quyết, cơ quan hành chính nhà nước không có quyền bắt buộc các bên đương sự phải phối hợp theo yêu cầu như ở TAND. Do vậy, một số đối tượng cố tình không chấp hành yêu cầu của cơ quan hành chính như: không đến làm việc, không cung cấp hồ sơ, không trung thực,… sẽ gây những khó khăn không nhỏ cho việc giải quyết và bức xúc cho các bên cũng như các cấp chính quyền. Ví dụ: Vụ tranh chấp đất đai ly hôn tại xã Vạn Phúc sẽ minh chứng cho những phân tích, nhận định trên đây của chúng tôi. Tóm tắt nội dung vụ việc: Ông Chử Đức Oanh và bà Hoàng Thị Yến ly hôn và được Đội Thi hành án dân sự huyện Thanh Trì chia tài sản và nhà đất theo Bản án Dân sự phúc thẩm số 368/DSPT- ly hôn ngày 18/12/1979. Tuy nhiên, thời điểm đó việc phân chia đơn giản, chỉ là đo vẽ có sự chứng kiến của các bên và thống nhất bằng miệng; không có trích lục hồ

sơ, đo vẽ hiện trạng thể hiện bằng văn bản. Trên thửa đất phân chia với diện tích 1.259m2, bà Yến được sử dụng 368m2

có mốc giới nhưng không rõ ràng. Do phải đi công tác xa nhà nên ông Oanh không trực tiếp SDĐ, không biết việc kê khai, đo đạc bản đồ của địa phương. Hồ sơ địa chính lập theo bản đồ đo năm 1986 đứng tên bà Hoàng Thị Yến sử dụng toàn bộ thửa đất. Thực tế, trên thửa đất đó có bà Yến và các con là Chử Thị Hiến, Chử Thị Bích, Chử Đức Tuấn và Chử Văn Khoa sử dụng;

Khoảng thời gian từ năm 1980 đến năm 1990, bà Yến có vay của con gái là chị Hiến số tiền 8.000.000 đồng và đã họp gia đình để thống nhất trả bằng đất. Xuất phát từ việc phân chia tài sản sau ly hôn không rõ ràng nên khi các bên sử dụng không phân định được ranh giới cụ thể, phần đất bà Yến cho chị Hiến có một phần nằm trên diện tích của ông Oanh. Sau này, ông Oanh lại viết giấy cho chị Hiến phần diện tích đất trùng với vị trí bà Yến trả cho chị Hiến. Năm 2004, chị Hiến đã tiến hành đo đạc và làm thủ tục trình UBND huyện cấp GCNQSDĐ và đã được các thành viên trong gia đình ký xác nhận. Khi chị Hiến tiến hành xây dựng, do vị trí thửa đất của chị Hiến nằm toàn bộ ở khu vực tiếp giáp trục đường liên xã, các phần đất còn lại nằm ở phía trong thửa đất này nên bà Yến và các thành viên trong gia đình không đồng tình với thỏa thuận ban đầu, phát sinh tranh chấp đất. Như vậy, thực chất vụ việc là tranh chấp đất đai nhưng do các thành viên trong gia đình không thể tự thỏa thuận và cũng không muốn đề nghị TAND huyện Thanh Trì thụ lý giải quyết vì sợ thua thiệt nên từ năm 2005 đến 2008 đã làm đơn gửi UBND xã Vạn Phúc và UBND huyện Thanh Trì đề nghị giải quyết và cung cấp chứng cứ theo nội dung khiếu nại, tố cáo, cụ thể: (i) Ngày 18/5/2005, bà Yến và anh Khoa gửi đơn đến UBND xã Vạn Phúc đề nghị làm rõ một số nội dung: việc cấp GCNQSDĐ có hợp pháp không? Dựa vào tiêu chí nào để cấp GCNQSDĐ cho chị Hiến; hồ sơ xét cấp GCNQSDĐ có giả mạo hay không?. UBND xã Vạn Phúc đã trả lời: việc xét duyệt cấp GCNQSDĐ là đúng quy trình, có chữ ký của các hộ có liên quan và các hồ sơ đúng quy định; (ii) Ngày 25/8/2005,

bà Yến cùng các con làm đơn gửi UBND huyện Thanh Trì tố cáo ông cán bộ địa chính xã lợi dụng chức quyền cố tình xét duyệt cấp GCNQSDĐ sai luật cho chị Hiến khi đất đang có tranh chấp, không được sự đồng ý của các thành viên trong gia đình, sai vị trí đất; (iii) Ngày 16/11/2006, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Trì có Báo cáo số 279/BC-TNMT kiến nghị UBND huyện Thanh Trì thu hồi GCNQSDĐ đã cấp cho chị Hiến để cấp lại cho ông Oanh, bà Yến tự phân định lại diện tích theo bản án số 368/PTDS. Sau đó, hai ông, bà sẽ có biên bản phân chia cho các con; (iv) Ngày 28/11/2006, chị Hiến có đơn khiếu nại quyết định thu hồi GCNQSDĐ. Sau đó, chị Hiến lại có đơn đề nghị tạm dừng đến năm 2009; Về vụ việc này, chúng tôi có bình luận như sau: Bản chất vụ việc là tranh chấp đất đai giữa các thành viên trong gia đình do cung cấp hồ sơ không chính xác; UBND xã Vạn Phúc chưa xác định rõ hiện trạng, nguồn gốc SDĐ; việc thẩm định xét duyệt cấp GCNQSDĐ thiếu chặt chẽ, chính xác dẫn đến việc xử lý đơn của UBND huyện Thanh Trì không chính xác, giải quyết luẩn quẩn theo quy trình khiếu nại, tố cáo;

Thứ ba, việc ban hành văn bản giải quyết các vụ việc tranh chấp đất đai cũng không có sự thống nhất: Có những vụ việc được thực hiện đúng quy trình từ khi thụ lý đến khi ban hành quyết định giải quyết; song cũng có vụ việc chỉ được trả lời bằng một văn bản dưới hình thức công văn,… căn cứ vào mức độ phức tạp của vụ việc. Đây là thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai của các cơ quan hành chính nhà nước huyện Thanh Trì. Tuy nhiên, nếu xem xét các quy định về trình tự giải quyết tranh chấp thì thấy rõ: Chỉ có quy định về thời gian tiến hành hòa giải tại cơ sở mà không quy định thời hạn giải quyết tranh chấp tại cơ quan hành chính. Pháp luật hiện hành có quy định cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phải ban hành quyết định giải quyết nhưng việc thụ lý các vụ việc tranh chấp được thực hiện thông qua đơn kiến nghị của công dân. Do đó, kiến nghị thì có thể trả lời bằng công văn chứ không nhất thiết phải bằng quyết định (vì luật không điều chỉnh cụ thể dạng đơn này). Do đó, hiệu lực từ văn bản giải quyết của cơ quan hành chính rõ

ràng là không cao, không mang tính bắt buộc cao giống như bản án của TAND, vì thế các đương sự thường không thiện chí và cố tình không chấp hành.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội (Trang 67)