Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đa

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội (Trang 38)

2 Xem từ bài viết của TS Doãn Hồng Nhung.

1.2.4. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đa

Trước đây, trong cơ chế tập trung, Nhà nước mới chỉ quan tâm đến giải quyết các tranh chấp đất đai trong quan hệ hành chính giữa Nhà nước và công dân mà chưa chú trọng đến vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai trong mối quan hệ giữa công dân với nhau. Hầu hết những tranh chấp này được giải quyết bằng con đường thương lượng.

Khi đất nước bước sang thời kỳ chuyển đổi, dưới tác động của cơ chế thị trường, đất đai không chỉ còn là tư liệu sản xuất thuần túy có giá trị thấp mà trở thành một loại tài sản đặc biệt và quyền sử dụng đất có giá trị cao đã làm cho các quan hệ đất đai ngày càng đa dạng. Các quan hệ đất đai đã mở rộng hơn, nó còn là các quan hệ dân sự giữa công dân với nhau thông qua việc xác lập các giao dịch dân sự về đất đai như chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Kéo theo đó, các tranh chấp đất đai không chỉ nảy sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính về đất đai mà còn trong lĩnh vực xác lập,

thực hiện các giao dịch về đất đai. Do đó, pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai không chỉ quy định về thẩm quyền của cơ quan quản lý Nhà nước mà còn xác lập thẩm quyền giải quyết của TAND trong việc giải quyết các tranh chấp đất đai.

Theo Quyết định số 201-QĐ/CP ngày 01/7/1980 của Hội đồng Chính phủ về việc tăng cường thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất thì tiêu chí để phân định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai giữa các cơ quan là yếu tố chủ thể tham gia tranh chấp. TAND giải quyết những tranh chấp đất đai giữa một bên là công dân, bên kia là công dân, cơ quan, tổ chức (điểm 1 mục VII giải quyết các việc tranh chấp về ruộng đất). Những tranh chấp có tính điều chỉnh ruộng đất, liên quan đến chính sách của Nhà nước về đất đai giữa các cơ quan Nhà nước, các cơ sở quốc doanh, các hợp tác xã, các đoàn thể nhân dân với nhau đều do hệ thống cơ quan chấp hành của Nhà nước từ dưới lên trên giải quyết.

Sang đến Luật Đất đai năm 1987 đã dự liệu và phân định đầy đủ hơn, yếu tố chủ thể tham gia tranh chấp được sử dụng làm căn cứ để phân định thẩm quyền giữa các cấp cơ quan hành chính (UBND các cấp): UBND cấp huyện giải quyết các tranh chấp giữa cá nhân với tổ chức và giữa các tổ chức với nhau thuộc thẩm quyền mình quản lý; UBND quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết tranh chấp giữa cá nhân với tổ chức và giữa các tổ chức với nhau thuộc thẩm quyền mình quản lý; UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết tranh chấp giữa cá nhân với tổ chức và giữa các tổ chức với nhau thuộc thẩm quyền mình quản lý hoặc trực thuộc trung ương. Điều đặc biệt là UBND cấp xã cũng có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp đất đai giữa các cá nhân với cá nhân (Điều 21 Luật Đất đai 1987). TAND chỉ có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về tài sản gắn liền với đất (Điều 22 Luật Đất đai 1987) mà chưa được mở rộng thẩm quyền sang giải quyết các loại tranh chấp khác.

Những quy định này mới chỉ dừng lại ở mức quy định chung trong phân biệt các việc được giải quyết tại các cơ quan, coi trọng việc giải quyết tại các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai, chưa đáp ứng được với những đòi hỏi thực tế đầy biến động và phức tạp về đất đai, là những dư âm của cơ chế quan liêu bao cấp vẫn còn được định chế khá đầy đủ trong các điều luật.

Khi xu hướng đề cao vai trò, vị trí của TAND trong việc giải quyết các tranh chấp trong xã hội, thẩm quyền của TAND ngày càng được mở rộng và được quy định cụ thể hơn.

“Luật Đất đai năm 1993 qua hai lần sửa đổi, bổ sung vào năm 1998 và 2001 đã phân định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai giữa hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước và cơ quan xét xử rành mạch và rõ ràng hơn. Đây chính là điểm sáng của tiến trình cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai nói chung và giải quyết tranh chấp đất đai nói riêng, hạn chế được tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, trùng lắp hoặc vượt quá thẩm quyền của các cơ quan chức năng của Nhà nước. UBND cấp xã không còn là cấp trực tiếp giải quyết tranh chấp đất đai mà chỉ đóng vai trò trung gian, giúp đỡ các bên hòa giải”.3

Theo những quy định pháp luật này, TAND không chỉ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về nhà ở, vật kiến trúc khác hoặc cây lâu năm gắn liền với quyền sử dụng đất mà còn có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cơ quan nhà nước.

Cùng với những biến động phức tạp của lịch sử, các quy định về hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai theo Luật Đất đai năm 1993 cũng thể hiện một số hạn chế nhất định, chủ yếu là kỹ năng lập pháp hạn chế, ít có sự dự liệu. Điển hình là việc xác định tiêu chí phân định thẩm quyền chưa được rõ ràng dẫn đến những nhận thức khác nhau về thuật ngữ: "giấy chứng nhận của

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)