Thực trạng áp dụng các quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đa

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội (Trang 65)

3 Trích từ bài viết của PGS.TS Phạm Hữu Nghị

2.2.2.1.Thực trạng áp dụng các quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đa

đai tại huyện Thanh Trì

2.2.2.1. Thực trạng áp dụng các quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tranh chấp đất đai

Về cơ bản, việc áp dụng các quy định về thẩm quyền khi giải quyết tranh chấp tại huyện Thanh Trì tuân thủ đúng quy định của Luật Đất đai 2003 và Nghị định số 181. Các vướng mắc về việc áp dụng thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai biểu hiện trên các khía cạnh cơ bản sau đây:

Thứ nhất, trường hợp khi xảy ra tranh chấp, đương sự phát hiện một phần hoặc toàn bộ diện tích đất của mình đã bị UBND huyện cấp GCNQSDĐ cho người khác;

Trước tình thế này, đương sự thường không khởi kiện đến tòa án mà họ sẽ khiếu nại yêu cầu UBND huyện thu hồi GCNQSDĐ đã cấp cho người khác không đúng pháp luật. Nhưng nếu đương sự không có căn cứ hoặc không chứng minh được quyền hợp pháp của mình trên thửa đất đó; thời điểm xét duyệt, công khai hồ sơ cấp GCNQSDĐ mà không có đơn thư khiếu kiện; quy trình xét cấp giấy đúng quy định và hồ sơ địa chính không thể hiện rõ ràng thì đây không phải là khiếu nại đất đai mà là vụ việc tranh chấp đất đai. Đối với các trường hợp này, UBND huyện thường hướng dẫn đương sự chuyển đơn đến tòa án để được giải quyết tranh chấp đất đai. Tuy nhiên, đây cũng là một vướng mắc về thẩm quyền đối với TAND; vì Tòa án không đồng nhất quan điểm với UBND, không thụ lý vụ việc vì cho rằng đây là khiếu nại

của công dân đối với việc cấp GCNQSDĐ của huyện. Theo quan điểm của chúng tôi, cả TAND và UBND huyện đều có những lý lẽ đúng, tuy nhiên các bên cần xem xét vụ việc, nghiên cứu kỹ, không nên quá lệ thuộc vào các quy định về thẩm quyền để thụ lý vụ việc vì mục đích giải quyết được mâu thuẫn, tranh chấp một cách hiệu quả nhất;

Thứ hai, Luật Đất đai 2003 phân định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai giữa UBND và TAND dựa trên tiêu chí tranh chấp về tài sản gắn liền với đất và GCNQSDĐ hoặc một trong các giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 là mở rộng quyền giải quyết tranh chấp cho TAND. Tuy nhiên, thực tế vẫn có tình trạng chưa tuân thủ đúng do cách hiểu về các căn cứ theo Điều 50 chưa thống nhất. Ví dụ: Vụ tranh chấp ngõ đi tại xã Liên Ninh. Bà Hoàng Thị Liễu có đơn kiến nghị gửi UBND huyện Thanh Trì giải quyết ngõ đi của gia đình liên quan đến thửa đất ao chung với gia đình ông Hoàng Văn Cánh, Hoàng Văn Quảng nằm trong khối di sản thừa kế của dòng họ thôn Nội Am, xã Liên Ninh. Nội dung tóm tắt vụ việc như sau: Cụ Tổ của dòng họ Hoàng đã chia cho các gia đình các phần diện tích thừa kế và bớt lại phần ngõ đi chung được thể hiện tại san thư lập ngày 30/9/1953 và được chính quyền xã thời điểm đó nhận thực. Tuy nhiên phần ranh giới thể hiện ngõ đi chung chưa rõ ràng và hiện bà Hoàng Thị Liễu và con cháu đang sử dụng. Căn cứ san thư, ngày 08/3/1991, dòng họ đã tiến hành phân chia có sự chứng kiến của một số đoàn thể với tổng diện tích thửa đất ao là 864m2, phân chia cụ thể cho các gia đình có căn cứ vào thực tế SDĐ. Tuy nhiên, gia đình bà Liễu không đồng tình, dẫn đến tranh chấp;

- Quá trình giải quyết: Sau khi tiến hành hòa giải tại UBND xã Liên Ninh, các bên không thống nhất, bà Liễu đã làm đơn đề nghị UBND huyện giải quyết. (i) Quan điểm của UBND huyện: Đây là vụ tranh chấp ngõ đi liên quan đến chia di sản thừa kế, do các gia đình không đồng nhất với các văn bản trước đây đã xác lập và nguyên đơn (bà Liễu) không thừa nhận di chúc chia quyền SDĐ của các cụ để lại và đòi phân chia theo hiện trạng SDĐ. Vì vậy, không thụ

lý và hướng dẫn các bên gửi đơn đến TAND để được giải quyết theo hướng chia di sản thừa kế; (ii) Quan điểm của TAND: Sau khi ông Cánh và ông Quảng có đơn gửi TAND huyện Thanh Trì. TAND huyện Thanh Trì sau khi xem xét đã ra thông báo không thụ lý vụ việc với lý do: Khối tài sản đang tranh chấp là đất ao, tranh chấp quyền SDĐ, không có tài sản trên đất, chưa được cấp GCNQSDĐ; xã Liên Ninh hiện không có sổ địa chính, chỉ có sổ dã ngoại, sổ

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội (Trang 65)