3 Trích từ bài viết của PGS.TS Phạm Hữu Nghị
3.2.2. Sửa đổi, bổ sung quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đa
chấp đất đai
Theo Điều 136 Luật đất đai năm 2003:
1. Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này do Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết [22].
Qua nghiên cứu thực trạng áp dụng quy định này trên địa bàn huyện Thanh Trì, theo chúng tôi, giải pháp hoàn thiện quy định này là:
Thứ nhất, cần bổ sung quy định về tài phán hành chính về đất đai. Hiện nay ở các nước có hệ thống pháp luật tiên tiến trên thế giới như: Mỹ, Australia, Singapore,… đều có hệ thống tài phán hành chính về đất đai để giải quyết các tranh chấp đất đai. UBND cấp huyện, UBND cấp tỉnh vừa là cơ quan quản lý nhà nước về đất đai vừa là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai (cho dù là các tranh chấp đất đai mang tính chất hành chính đi nữa) chưa đảm bảo sự khách quan, công bằng, vô tư. Hơn nữa, quản lý nhà nước về đất đai là một nhiệm vụ rất nặng nề và phức tạp; vì vậy để giảm bớt áp lực cho UBND các cấp để các cơ quan này tập trung thời gian, công sức
vào việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai, Nhà nước cần bổ sung quy định về việc thành lập cơ quan tài phán hành chính có nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện hành chính về đất đai;
Thứ hai, sửa đổi Điều 136 Luật Đất đai 2003 theo hướng không coi quyết định giải quyết tranh chấp đất đai lần thứ hai là quyết định giải quyết cuối cùng. Trường hợp các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp đất đai lần thứ hai của cơ quan giải quyết. Họ có quyền gửi đơn đến cơ quan tài phán hành chính về đất đai để được thụ lý, xem xét lại nếu có đầy đủ căn cứ pháp lý. Điều này sẽ góp phần loại bỏ tình trạng bao che cho nhau của các cấp chính quyền trong giải quyết tranh chấp đất đai;
Bên cạnh đó, Nhà nước cần tổ chức nghiên cứu, soạn thảo các quy định cụ thể về lộ trình chuyển giao việc giải quyết tranh chấp đất đai cho TAND đảm nhiệm.