Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới Lê Trọng Tấn GELEXIMCO (Trang 100)

Nhu cầu nguồn vốn để đầu tư dự kiến sẽ khoảng 2.000-3.000 tỷ đồng đối với HTKT và 5.000-6.000 tỷ đồng đối với công trình nhà ở, đây là một số lượng vốn khổng lồ đòi hỏi CĐT phải đưa ra được những biện pháp sử dụng vốn hiệu quả của mình. CĐT có thể áp dụng các hình thức huy động vốn rộng rãi hơn như vay thương mại, vay vốn nước ngoài, huy động vốn nhàn rỗi (tiết kiệm) của cán bộ công nhân viên, thay đổi hình thức sở hữu, ... kiểm soát chặt chẽ chi phí để tiết kiệm tạo nguồn cho đầu tư. Sử dụng các hình thức thuê mua tài chính tài sản cố định (thuê tài chính, thuê hoạt động) trong việc đầu tư thiết bị máy móc phục vụ sản xuất.

Như phần thực trạng thi công hiện trường công trình nhà ở được phân tích tại chương II, một trong những lý do gây chậm trễ tiến độ thi công, bàn giao đưa vào sử dụng là việc thiếu vốn của CĐT, CDDT không huy động vốn được từ khách hàng, điều này kéo dài dẫn đến phát sinh những chi phí của CĐT.

Lập kế hoạch sử dụng vốn một cách chi tiết hiệu quả

Quá trình lập ngân sách, huy động vốn, lập kế hoạch vốn tạo nên một sức ép lớn không những đối với các nhà điều hành dự án, mà còn đối với các phòng, đơn vị và chi nhánh. Có một tiêu chuẩn quan trong đánh giá sự thành công của dự án là tính hiệu quả của việc sử dụng vốn. Vốn có tính chất đặc biệt quan trọng và mang tính quyết định trong việc thành công hay thất bại của dự án.

Điều này có thể không hợp lý nếu như ngân sách ban đầu (ngân sách này có thể được lập dưới các điều kiện ép buộc) không khả thi, hoặc bị áp đặt bởi những yêu cầu phi thực tế.

Chúng ta cần nhớ mục đính lập ngân sách dự án là ước tính lượng chi phí ở mức độ hợp lý mà thực tế CĐT phải chi cho dự án. Có thể cho rằng chấp nhận một ngân sách không đầy đủ có thể là điều phù hợp ở giai đoạn hình thành dự án, nhưng cái giá phải trả là ở chỗ, nhà QLDA không những sẽ phải giải trình một cách khó khăn mức chênh lệch cho ban điều hành cấp cao nhất chấp nhận, mà còn tạo ra nghi ngờ về khả nằng quản lý với tư cách một người điều hành dự án.

Nhà QLDA nên lập ngân sách dự án riêng của mình vì nhiều lý do sau đây: 1. Sẽ phải giải trình các chi phí tương lai cho dự án, biến đổi giá cả và lạm phát. Điều này sẽ không thể xảy ra nếu dự án được điều hành bởi một ngân sách áp đặt.

2. Người điều hành dự án hơn ai hết phải đoán biết chính xác chi phí cho một dự án cụ thể là bao nhiêu? Ngân sách được lập chính là một mục tiêu đã định về mặt tài chính và nó phải là mục đích trên hai phương diện:

(1) chi nhà QLDA phương tiện để đo mức độ thành công trong quá trình thực hiện dự án và

(2) được dùng làm thước đo khả năng hoàn thành nhiệm vụ của ông ta với tư cách người điều hành dự án.

3. Có thể đưa ra những giả định vào ngân sách. Đây là cơ sở để giải trình về mức chênh lệch chi phí giữa tổng mức đầu tư với thực tế.

Mức giả định này được so sánh với mức thực tế và khoản chênh lệch chính xác sẽ được xác định tách riêng ra. Ngân sách dự án được lập ra theo dõi và sử dụng khác với ngân sách của phòng hay công ty, bởi vì:

Các dự án không lặp lại. Ngân sách phòng được lập hàng năm và thường cứ sáu tháng (Thậm chí một thời hạn ngắn hơn) lại được xem duyệt lại.

Tuy nhiên, dự án là các hoạt động có hạn mức; khuôn khổ thời gian của dự án không gắn với năm tài chính. Vì vậy, việc xem xét lại ngân sách dự án chưa chắc xảy ra trừ phi một sai sót trầm trọng của ngân sách gốc được phát hiện hoặc phải xử lý một thay đổi lớn trong quy mô dự án.

Kiểm soát trực tiếp hơn. Ngân sách của các phòng, ban thường bị ảnh hưởng bởi sự phối hợp giữa nhiều đơn vị: phòng kế toán phân bổ các chi phí cố định cho một phòng, thường dựa trên cơ sở các dự toán thường kì, nhưng các quyết định liên quan đến chế độ và nhân sự lại do cấp điều hành cao nhất quyết định. Còn dự án bao gồm việc lập ngân sách từ hai mức:

(1) sử dụng nguồn lực sẵn có - nhân lực và tài sản - là những yếu tố đã được dự toán vào ngân sách ở các đơn vị, và (2) sử dụng có mức độ các nguồn lực bên ngoài một cách không liên tục (ngân sách dự án do CĐT cấp). Một nhân viên của phòng nào đó có thể được điều động sang làm việc cho một dự án; một chuyên gia được điều sang làm việc cho một dự án thông thường hay kéo theo việc sử dụng thêm một người khác sẵn có quan hệ làm việc.

Mỗi một pha của dự án đều được dự tính một khoản ngân sách nhất định. Tuy nhiên, biên giới chi phí giữa chúng thể hiện tính “mềm”, nghĩa là chi phí giữa các pha trong lịch trình có thể san sẻ lịch trình cho nhau. Điều đó tạo thuận lợi cho nhà quản lý có thể điều chỉnh ngân sách một cách hợp lí, sao cho đến kết thúc dự án vẫn đảm bảo giới hạn ngân sách cho phép. Nhưng liên tiếp trong vài pha vẫn bội chi, đó là dấu hiệu bị phá vỡ kế hoạch ngân sách. Nhà QLDA phải kịp thời tìm kiếm một cách chính xác các nguyên nhân gây bội chi. Nguyên nhân có thể rất nhiều: chi sai nội dung, năng suất thực hiện công việc thấp, lãng phí tài nguyên...; Nếu trong một pha thực hiện dự án có thể tiết kiệm được một khoản chi phí nào đó, được biểu hiện ở nhiều mặt: nhân công, thời gian, nguyên vật liệu... đó là dấu hiệu lợi nhuận. Nhà quản lý vẫn phải đào sâu phát hiện nguyên nhân nào cho phép sinh lời nhiều nhất? Thực hiện được giải pháp này Công ty sẽ hạn chế được sự bội chi vượt quá ngân sách dẫn đến việc khó khăn khi thực hiện các thủ tục thanh quyết toán.

Kiểm soát hiệu quả các chi phí

Trong tổng mức đầu tư dự án bao gồm rất nhiều các chi phí: Chi phí xây dựng công trình, chi phí QLDA, chi phí tư vấn, Chi phí khác,… Do vậy mà việc kiểm soát hiệu quả chi phí dự án sẽ liên quan trực tiếp đến việc kiểm soát các loại chi phí trên.

Đảm bảo cao nhất nguồn tài chính thực hiện dự án

Tài chính là yếu tố quan trọng trong thực hiện dự án. Có đủ nguồn tài chính thì sẽ đảm bảo được tiến độ thực hiện dự án. Và nếu nguồn tài chính không đảm bảo thì sẽ dẫn đến hàng loạt các vấn đề chậm trễ trong thực hiện dự án, nhất là vấn đề thanh quyết toán. Do đó, CĐT cần phải có những giải pháp để đảm bảo thực hiện dự án như sau:

a. Kêu gọi vốn góp hợp tác đầu tư từ những cá nhân, tổ chức

Sau khi thỏa thuận địa điểm, lập quy hoạch chi tiết 1/500, hoặc có quyết định giao đất của các cơ quan quản lý nhà nước, CĐT cần tính toán hiệu quả kinh tế và nguồn vốn thực hiện dự án. Nếu nhận thấy nhu cầu vốn đầu tư lớn hơn so với nguồn vốn tự có của đơn vị thực hiện dự án, CĐT cần lập biểu đồ thời gian thực hiện dự án, tiến trình kêu gọi góp vốn để không bị động về vốn trong quá trình thực hiện dự án.

b. Hợp tác với các tổ chức cùng thực hiện dự án

CĐT chủ động tính toán hiệu quả kinh tế của các phương án huy động vốn thực hiện dự án (phát hành cổ phiếu, vay vốn ngân hàng, các tổ chức tín dụng…) để chọn ra phương án tối ưu nhất, đảm bảo hiệu quả kinh tế cao nhất.

Khi xét thấy năng lực tài chính, kỹ thuật của CĐT không đảm bảo thực hiện dự án dù đã tính đến các hình thức huy động vốn trên thì cần xem xét đến khả năng liên doanh, hợp tác với một doanh nghiệp khác có kinh nghiệm, năng lực tài chính, và có uy tín trong lĩnh vực đầu tư dự án xây dựng công trình.

Cần chú ý rằng nguyên tắc hợp tác phải được xác định rõ ràng ngay từ khi ký kết hợp đồng như tỷ lệ hai bên bỏ vốn thực hiện, tỷ lệ phân chia nền đất, nền nhà; thời điểm thực hiện bán nền nhà, nền đất; và xác định doanh nghiệp đứng tên pháp nhân thực hiện hoàn tất dự án…

Huy động vốn từ việc phát hành cổ phiếu của công ty cho cán bộ công nhân viên trong công ty và chi nhánh

Công ty sẽ bán cổ phần cho cán bộ công nhân viên với giá ưu đãi, hình thức này thường xảy ra. Ngoài ra, trên thế giới công ty có quyền phát hành cổ phần ưu

đãi nhận cổ tức cố định. Loại cổ phiếu này gọi là cổ phiếu ưu đãi nhận cổ tức cố định, thường phát hành cho những người có công trong doanh nghiệp. Tuy nhiên loại cổ phiếu ưu đãi này ở VN chưa thấy và trên thế giới rất ít công ty sử dụng loại cổ phiếu này.

Như vậy, loại cổ phiếu thường được công ty phát hành và bán ưu đãi cho cán bộ công nhân viên là loại cổ phiếu thường thấy ở các doanh nghiệp VN. Tùy theo điều lệ và quy chế của công ty khi phát hành cổ phiếu này cho cán bộ công nhân viên sẽ có những điều khoản hạn chế chuyển nhượng. Sau khi hết thời hạn trên hoặc công ty đó đăng ký giao dịch hoặc niêm yết trên sàn thì cổ phiếu của cán bộ công nhân viên đó được chuyển nhượng bình thường.

Như trên đã nói, hình thức phát hành cổ phiếu này là cổ phiếu thường nhưng có ưu đãi về giá cho cán bộ công nhân viên nên cán bộ công nhân viên khi nắm giữ cổ phiếu này có quyền như các cổ đông khác.

Nếu doanh nghiệp phát hành đặc quyền để huy động vốn thì cũng được hưởng những lợi ích tương tự như các cổ đông thường khác. Và khi công ty chia cổ tức thì những cổ đông này cũng được hưởng thành quả của cổ tức được chia. Việc niêm yết trên sàn giúp tạo tính thanh khoản cho cổ phiếu đó, vấn đề chia cổ tức của công ty được đại hội cổ đông thông qua và tiến hành chi trả cổ tức vào thời điểm nào sẽ được thông báo.

Việc tạo điều kiện cho nhân viên được mua cổ phiểu ưu đãi không những huy động vốn cho công ty trong việc đảm bảo nguồn tài chính trong công ty mà còn tạo thêm được những hiệu ứng tích cực giúp người lao động yên tâm công tác và cống hiến cho sự phát triển chung của công ty, vì sự phát triển của công ty cũng gắn liền với lợi ích của nhân viên.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới Lê Trọng Tấn GELEXIMCO (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w