6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.3.1. Kiến nghị với VCB Trung ương
ạ Hoàn thiện và đơn giản hóa quy trình phát hành thẻ.
Hiện nay, Vietcombank khi phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng thường yêu cầu khách hàng ký quỹ 100% hạn mức thẻ, đồng thời quy trình thẩm định thẻ cũng chặt chẽ. Với cách làm này thì ngân hàng sẽ hạn chế rủi ro nhưng sẽ gây trở ngại cho khách hàng muốn sử dụng thẻ. Do đó, thẩm định khách hàng nên xem xét tính ổn định về thu nhập, vị trí công tác, uy tín của khách hàng muốn làm thẻ và tín chấp cho khách hàng một cách linh hoạt hơn là cứng nhắc với các điều kiện về ký quỹ, thế chấp.
Vietcombank cần phát triển hơn nữa mạng lưới tài khoản cá nhân, phối hợp với các công ty khuyến khích trả lương qua tài khoản rồi căn cứ thu nhập
của nhân viên để phát hành thẻ và khuyến khích sử dụng.
Những bất cập trong phát hành thẻ cũng được nhìn nhận và phải khắc phục những thủ tục phiền hà trong phát hành thẻ tại chi nhánh như thủ tục tiếp nhận hồ sơ, thẩm định khách hàng cần đơn giản hóa để thuận lợi cho khách hàng nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn, hiệu quả.
b. Đổi mới kỹ thuật, hiện đại hóa công nghệ
Trong lĩnh vực thẻ ngân hàng thì yếu tố công nghệ đóng vai trò vô cùng then chốt nhằm nâng cao tiện ích sử dụng cho khách hàng và ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ. Hiện nay, hầu hết các ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong đó có Vietcombank đều phát hành thẻ dựa trên công nghệ thẻ từ. Đây là công nghệ đã ra đời từ rất lâu và lạc hậu so với thế giới do đó trong thời gian tới ngân hàng nhà nước đang khuyến khích các ngân hàng thương mại chuyển thẻ từ sang sử dụng thẻ chip, loại thẻ thông minh này vừa có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng vừa giúp hạn chế những rủi ro khách quan. Đây là vấn đề cực kỳ quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại không chỉ của một sản phẩm thẻ trong ngân hàng mà còn cả một hệ thống các sản phẩm khác trong ngân hàng.
Bên cạnh đó, ngân hàng còn đầu tư phát triển hệ thống máy móc, trang thiết bị công nghệ, phần mềm vi tính nhằm đảm bảo sự hoạt động ổn định, liên tục và an toàn của toàn bộ hệ thống. Đảm bảo sự kết nối liên tục của hệ thống quản lý thẻ với các tổ chức thẻ và mạng lưới thanh toán thẻ. Cập nhật và nâng cấp định kỳ hệ thống quản lý thẻ theo quy định của các tổ chức thẻ quốc tế. Ngoài ra, ngân hàng còn phải xây dựng hệ thống dự phòng để phòng ngừa những trường hợp có sự cố xảy ra đối với hệ thống chính thì còn có thể đưa hệ thống dự phòng và sử dụng ngay nhằm đảm bảo tính thường xuyên, liên tục, ổn định và hạn chế rủi ro cho hệ thống thẻ.
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước
ạ Có những chính sách khuyến khích phát triển hoạt động kinh doanh của dịch vụ thẻ
- Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đầy đủ hơn cho mọi hoạt động của dịch vụ thẻ.
- Đưa ra định hướng và lộ trình phát triển hội nhập chung đối với nghiệp vụ thẻ để các ngân hàng xây dựng định hướng phát triển của mình, tránh chồng chéo, gây lãng phí, dẫn đến không tận dụng được các lợi thế chung.
- Xây dựng hệ thống Thông tin tín dụng cá nhân, để các ngân hàng có được những thông tin về chủ thẻ nhằm quản trị được rủi ro trong nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng.
- Có chính sách thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.
- Ngân hàng nhà nước cần giữ vai trò chủ đạo trong việc xây dựng các đề án, tính toán hiệu quả kinh tế va vốn đầu tư trên cơ sở đó huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước đầu tư cho lĩnh vực thẻ.
- Ngân hàng nhà nước cần phối hợp với các tổ chức thẻ quốc tế và các NHTM trong nước để để ra chính sách trợ giúp các NHTM Việt Nam trong việc khai thác và phát triển thị trường thẻ trong nước, định hướng ứng dụng các thành tựu kho học công nghệ hiện đại đã và đang được sử dụng trong khu vực và thế giớị Đồng thời, hỗ trợ, hướng dẫn các ngân hàng trong việc xây dựng chế đô báo cáo, hạch toán, kiểm tra phù hợp với nghiệp vụ thẻ theo thông lệ quốc tế và các quy định của Ngân hàng nhà nước.
- Cho phép các NHTM thành lập quỹ phòng ngừa rủi ro về nghiệp vụ thẻ, thành lập bộ phận quản lý rủi ro chung cho các ngân hàng nằm trong trung tâm phòng ngừa rủi ro của Ngân hàng nhà nước.
- Cho phép các NHTM Việt Nam được áp dụng linh hoạt một số ưu đãi nhất định để đảm bảo tính cạnh tranh cho các loại thẻ do các NHTM Việt Nam phát hành so với các loại thẻ của các NHTM nước ngoài hay chi nhánh NHTM nước ngoài phát hành.
b. Phát triển các hệ thống thanh toán
- Hoàn thiện và phát triển hệ thống thanh toán liên ngân hàng
- Xây dựng trung tâm thanh toán bù trừ tự động phục vụ cho các giao dịch bán lẻ.
- Xây dựng trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất.
3.3.3. Kiến nghị với Hiệp hội thẻ
- Phát huy tích cực vai trò liên kết, hợp tác giữa các ngân hàng thành viên để cùng phát triển.
- Hỗ trợ về mặt đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các ngân hàng thành viên Hiệp hội thẻ.
- Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền để quảng bá hoạt động thẻ.
3.3.4. Kiến nghị với Chính phủ
- Chỉ đạo các Bộ, ngành cung ứng dịch vụ bưu chính viễn thông, điện lực,... tích cực phối hợp với ngành ngân hàng để đẩy mạnh việc chấp nhận thẻ như một hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần giảm chi phí xã hội, đem lại lợi ích cho người tiêu dùng.
- Quy định cụ thể về việc trả lương các cơ quan doanh nghiệp qua tài khoản.
- Có chính sách ưu đãi thuế nhập khẩu thiết bị nguyên vật liệu cho hoạt động thẻ mà trong nước chưa sản xuất được.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Với những cơ sở lý luận được đưa ra ở chương 1 và dựa trên thực tiễn phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Gia Lai ở chương 2, ở chương 3 luận văn trình bày định hướng phát triển dịch vụ thẻ của chi nhánh trong thời gian tới và đề xuất một số giải pháp như: đẩy mạnh công tác marketing, mở rộng mạng lưới ATM và Đơn vị chấp nhân thẻ, tiếp tục hoàn thiện và hiện đại hóa công nghệ tin học, tăng cường đào tạo nâng cao trình độ cán bộ tác nghiệp dịch vụ thẻ, một số giải pháp phòng ngừa và xử lý rủi ro cả trong hoạt động phát hành thẻ, thanh toán thẻ, hoạt động quản lý ATM.
Đồng thời, luận văn đề suất một số kiến nghị với Ngân hàng Thương ngoại cổ phần Ngoại thương Trung ương trong việc hoàn thiện, đơn giản hóa quy trình phát hành thẻ, đổi mới kỹ thuật và hiện đại hóa công nghệ; một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước trong việc đưa ra những chính sách khuyến khích phát triển hoạt động kinh doanh của dịch vụ thẻ đồng thời Phát triển các hệ thống thanh toán đặc biệt là hệ thống thanh toán liên ngân hàng; một số kiến nghị với Hiệp hội thẻ về việc phát huy tích cực vai trò liên kết, hợp tác giữa các ngân hàng thành viên, hỗ trợ về mặt đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các ngân hàng thành viên Hiệp hội thẻ, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền để quảng bá hoạt động thẻ; cuối cùng là một số kiến nghị với Chính phủ. Qua thực trạng hoạt động và những hạn chế của chi nhánh VCB Gia Lai, luận văn đưa ra một số giải pháp, kiến nghị đề xuất nhằm mong muốn sự phát triển dịch vụ thẻ của chi nhánh được đóng góp vào sự phát triển lớn mạnh của VCB nói riêng và những ngân hàng TMCP nói chung trên con đường hội nhập quốc tế.
KẾT LUẬN
Trong thời gian gần đây, thị trương ngân hàng Viêt Nam có nhiều biến động. Để huy động tối đa nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư, phần lớn các ngân hàng thương mại đã tung ra hàng loạt sản phẩm đáp ứng những nhu cầu khác nhau trong tầng lớp dân cư. Việc cung cấp và phát triển dịch vụ thẻ không chỉ giúp ngân hàng tăng lợi nhuận mà còn giúp ngân hàng có được nguồn vốn với chi phí thấp và gia tăng lợi thế cạnh tranh cũng như vị thế của ngân hàng trên thi trường tiền tệ.
Đề thực hiện được điều này trong thời gian qua, VCB Gia Lai đã có gắng nỗ lực đẩy mạnh phát triển dịch vụ thẻ , nâng cao công nghệ, đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại, mở rộng mạng lưới, tìm kiếm thị trường mới, đối tượng sử dụng mớị Tuy nhiên trong quá trình phát triển dịch vụ thẻ chi nhánh cũng gặp không ít khó khăn như công tác marketing, áp lực tự đối thủ cạnh tranh, sự nhạy cảm trong tâm lý sử dụng dịch vụ của khách hàng,...
Trước thực tiễn đó, luận văn xin đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần vào việc phát triển dịch vụ thẻ cho ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Gia Laị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1] Th.S. Nguyễn Tú Anh (2003), Giải pháp hoàn thiện và phát triển dịch vụ
thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng.
[2] PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn (2005), Nghiệp vụ Ngân hàng Thương Mại,
NXB Thống kê, Hà Nộị
[3] Lê Anh Cương (2005), Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, Nhà xuất
bản Lao động – Xã hộị
[4] GS.TS. Lê Thế Giới, Th.S. Lê Văn Huy (2006), “Mô hình nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến ý định và quyết định sử dụng thẻ ATM tại Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, (Số 4).
[5] Lê Thị Thu Hằng (2007), “Tâm lý sử dụng tiền mặt trong dân cư – Thực trạng và giải pháp khắc phục”, Tạp chí ngân hàng, (số 7)
[6] Ngô Hướng (2008), Hoạt động hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam một năm sau gia nhập WTO, NXB Thống kê, Hà Nộị
[7] Vũ Quế Hương (2001), Quản lý đổi mới và phát triển sản phẩm mới,
Nhà xuất bản Khoa học và Kĩ thuật.
[8] TS. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB
Thống kê, Hà Nộị
[9] PGS.TS Nguyễn Thị Mùi (2006), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà
xuất bản tài chính, Hà Nộị
[10] Ngân hàng Ngoại thương (2014), Qui trình sử dụng và quản lý tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Ngoại thương kèm theo quyết định 192/QĐ – NHNT.HĐQT ngày 10.10.2004.
[11] Th.S. Lê Huyền Ngọc (2006), “Kết nối toàn hệ thống, giải pháp cho thị trường thẻ Việt Nam phát triển”, Tạp chí ngân hàng, (Số 8)
[12] Peter S.Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nộị
[13] PGS.TS. Lê Văn Tề (1999), Thẻ Quốc tế thanh toán quốc tế và việc ứng dụng thẻ tại Việt Nam, Nhà xuất bản Trẻ.
Các trang web tham khảo
[14] http://www.vietcombank.com.vn [15] http://www.sbv.gov.vn