Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong việc thu hút và sử dụng ODA của UNDP cho Việt Nam trong giai đoạn 2009-

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA của UNDP cho việt nam (Trang 72)

1. Cơ hội

Trước tiên phải kể đến mối quan hệ hợp tác tin cậy ngày càng gắn bó giữa UNDP với Chính phủ Việt Nam. Hợp tác hiệu quả đã ngày càng giúp Việt Nam có được vị thế và hình ảnh tốt dưới con mắt của cộng đồng các nhà tài trợ. Việc các tổ chức đa phương và các nước phát triển tài trợ cho Việt Nam ngày càng trở thành thông lệ. Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ hàng năm giúp tăng cường sự thấu hiểu và hợp tác giữa Việt Nam và các nhà tài trợ quốc tế, từu đó đảm bảo cho việc hỗ trợ nguồn vốn ODA đi vào trọng tâm, xuất phát từ chính những yêu cầu bức thiết và những lĩnh vực trọng tâm mà Việt Nam cần thực hiện.

Nguồn vốn ODA từ UNDP ngày càng tỏ rõ vai trò quan trọng của nó tới sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam. Với tính linh hoạt và quy chế trung lập, UNDP luôn luôn điều chỉnh trọng tâm hoạt động của mình theo hướng tăng cường hỗ trợ Chính phủ xây dựng các chính sách vĩ mô, xây dựng thể chế và phát triển nguồn nhân lực. Tiến trình đổi mới ngày càng cho thấy những biện pháp cải cách chính sách và thể chế ở cấp vĩ mô có khả năng cải thiện đáng kể an sinh của người dân và góp phần quan trọng vào việc đảm bảo tính hiệu quả của các dự án ODA cũng như đầu tư phát triển khác. Nhờ có các sáng kiến đổi mới này, năng lực nhận viện trợ, kinh nghiệm hợp tác cũng như khả năng học hỏi từ phía Việt Nam ngày càng được tăng cường. Tính chủ động, trách nhiệm giải trình và ý thức trách nhiệm đảm bảo tính bền vững của

dự án sau khi kết thúc trước đây còn mới mẻ, nay đó khỏ quen thuộc với nhận thức của các cơ quan chủ quản dự án và được Chính phủ Viờt Nam quán triệt. Tất cả những kết quả đó tiếp tục mở ra cơ hội thu hút và sự dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA của UNDP cho Việt Nam

Bên cạnh đó, sáng kiến một LHQ và việc thực hiện Kế hoạch chung hợp tác giữa Việt Nam với LHQ trong giai đoạn 2006-2010 (UNDAF) đảm bảo tính hiệu quả cho việc sử dụng nguồn vốn của UNDP thông qua một Quỹ kế hoạch chung thống nhất. Việc hợp tác giữa UNDP với các tổ chức thành viên khác của LHQ để tiến tới thực hiện các mục tiêu đề ra trong UNDAF trở nên dễ dàng và đồng bộ hơn, tránh được tình trạng trùng lặp hay vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án.

2. Thách thức

Việc tiếp nhận ODA từ cho Việt Nam trong giai đoạn tới có thể gặp phải một số thách thức nhất định

Một là, nếu thực hiện thành công Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2006-2010, Việt Nam sẽ trở thành nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình và theo tập quán tài trợ quốc tế, các khoản vốn và ưu đãi mà Việt Nam nhận được sẽ ngày càng ít hơn. Đồng thời, các khoản viện trợ không hoàn lại và hỗ trợ kỹ thuật cũng có khuynh hướng giảm. Trong bối cảnh đó, định hướng chính sách sử dụng vốn ODA nói chung và ODA từ UNDP nói riêng cũng cần có những thay đổi sao cho phù hợp. Cụ thể như ODA vốn vay kém ưu đãi sẽ tập trung đầu tư cho các chương trình, dự án tầm cỡ quốc gia, có nguồn thu và khả năng trả nợ chắc chắn như các công trình xây dựng nhà máy điện, các tuyến đường cao tốc thu phớ, cỏc công trình sản xuất có hàm lượng công nghệ và kỹ thuật cao, có sức tỏc đụng lan tỏa lớn, kéo theo sự phát triển của một số ngành hay một số địa bàn lãnh thổ. Còn với ODA viện trợ không hoàn lại, việc chọn lọc trong thu hút và sử dụng là rất quan trọng.

Nguồn ODA này cần được ưu tiên cho các chương trình và dự án không có khả năng hoàn vốn, đặc biệt hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo, những địa phương có nhiều khó khăn, hướng các chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật vào các lĩnh vực nghiên cứu phát triển, tăng cường năng lực và thể chế, hỗ trợ chuẩn bị các dự án ODA vốn vay để giảm bớt vay nợ nước ngoài của Chính phủ.

Hai là, khó khăn chung của kinh tế thế giới cũng tác động không nhỏ tới nguồn vốn ODA cho Việt Nam. Trong năm 2008 vừa qua, những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã có nhiều tác động không nhỏ tới tình hình viện trợ ODA chung trên thế giới và sẽ còn tiếp tục ảnh hưởng xấu trong thời gian tới. Nguồn ngân sách vốn không lớn của UNDP sẽ có thể bị hạn hẹp hơn, việc kêu gọi thu hút tài trợ vốn không thường xuyên cho các dự án của UNDP cũng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.

Ba là, vấn đề hiệu quả sử dụng vốn luôn là thách thức đặt ra cho việc thu hút ODA nói chung và ODA của UNDP nói riêng. Việc sử dụng ODA tại Việt Nam trong giai đoạn vừa qua còn bộc lộ nhiều hạn chế, tình trạng lãng phí, tham nhũng và chậm trễ trong nhiều thủ tục cũng làm giảm uy tín của Việt Nam trong con mắt của cộng đồng tài trợ. Khiến cho việc khả năng hợp tác và thu hút nguồn tài trợ cho các dự án ODA mà UNDP và Chính phủ Việt Nam đã nhất trí cũng gặp trở ngại.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA của UNDP cho việt nam (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w