Những đặc điểm của nguồn vốn UNDP

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA của UNDP cho việt nam (Trang 30)

III/ Sự cần thiết tăng cường và nâng cao hiệu quả sử dụng ODA từ UNDP cho Việt Nam

3. Những đặc điểm của nguồn vốn UNDP

3.1 Viện trợ không hoàn lại và hỗ trợ kỹ thuật là chủ yếu

Cũng như các tổ chức thành viên khác của Liên Hiệp Quốc, chủ yếu viện trợ của UNDP cho Việt Nam là viện trợ không hoàn lại và mang tính chất hỗ trợ kỹ thuật thông qua chuyển giao kỹ thuõt, nâng cao năng lực cho nước nhận viện trợ. Hình thức tài trợ của UNDP là tương đối đa dạng, bao gồm các dịch vụ tư vấn chuyên gia có chất lượng, đào tạo nâng cao năng lực ( đào tạo chuyên môn với thời hạn không quá 1 năm). Tuy nhiên trong một số trường hợp cần thiờt, hỗ trợ của UNDP cũng có thể dưới dạng cung cấp trang thiết bị, phương tiện, thuốc men... với số lượng lớn, hoặc phục vụ mục đích xây dựng cơ bản cho lĩnh vực chuyên môn.

Với hình thức viện trợ không hoàn lại, nguồn vốn ODA của UNDP dành cho Việt Nam hoàn toàn không mang theo nguy cơ gây nợ như những nguồn vốn vay ODA khác. Đây là một lợi thế rất lớn mà Việt Nam luôn cần tận dụng và khai thác. Mặt khác, việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của UNDP đặc biệt trong lĩnh vực nâng cao năng lực, tư vấn chính sách và cải cách thủ tục hành chính lại góp phần rất hiệu quả cho Việt Nam trong việc thu hút và giải ngân ODA từ các nhà tài trợ khác. Nhiều chuyên gia đã đánh giá rằng viện trợ không hoàn lại từ UNDP chính là khoản hỗ trợ mang tính chất xúc tác, khoản tiền “hạt giống” để từ đó tăng cường thu hút ODA từ các nhà tài trợ khác.

3.2 Tỉ trọng ngân sách không thường xuyên lớn

UNDP hiện là tổ chức viện trợ phát triển lớn nhất hệ thống trong hệ thống Liờn Hiệp Quốc hiện nay. Nguồn vốn của UNDP chủ yếu là nguồn đóng góp tự nguyện của các nước thành viên, bao gồm cả nguồn vốn thường xuyên đến từ các quốc gia thành viên và nguồn không thường xuyên đến từ các quốc gia hoặc tổ chức đa phương khác. Tổng nguồn kinh phí mà UNDP có được hàng

năm thường chiếm hơn nửa ngân sách tài trợ trong hệ thống Liên Hiệp Quốc. Trung bình hàng năm UNDP quản lý khoảng 2,3 tỷ USD viện trợ. Chỉ xột riờng năm 2007, tổng ngân sách của UNDP đã đạt đến con số gần 5 tỉ USD. Trong đó nguồn vốn thường xuyên là 1,2 tỉ USD, nguồn không thường xuyên chiếm 3,8 tỉ USD. Do vậy việc kêu gọi nguồn vốn không thường xuyên có ý nghĩa rất quan trong với cả UNDP và quốc gia đối tác.

UNDP còn đồng thời quản lý vốn của một số quỹ khác như Quỹ đầu tư phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNCDF), Quỹ phát triển phụ nữ (UNIFEM), Chương trình người tình nguyện Liên Hiệp Quốc (UNV) và là một trong số 7 tổ chức đa phương quản lý Quỹ môi trường toàn cầu (GEF). Trong đó UNCDF

3.3 Quy trình viện trợ linh hoạt và trung lập

Đối với Việt Nam, UNDP chủ yếu áp dụng hình thức viện trợ thông qua các Chương trình quốc gia với các thời kỳ từ 4 đến 5 năm. Các Chương trình quốc gia này thường được cấu tạo từ một số tiểu chương trình, gồm một số dự án với các đối tác Việt Nam khác nhau cả ở TW và địa phương. Văn kiện Chương trình quốc gia được coi là Điều ước quốc tế chung về ODA giữa Chính phủ Việt Nam và UNDP. Đặc biệt là một tổ chức của LHQ nên UNDP nổi bật với ưu điểm trung lập về mặt chính trị. Trọng tâm viện trợ có thể thay đổi linh hoat theo từng thời kỳ để phù hợp nhất với yêu cầu của quá trình phát triển

Thông thường, các cơ quan chủ quản dự án của Việt Nam phối hợp với văn phòng UNDP tại Việt Nam và chuyên gia của UNDP để xây dựng Văn kiện dự án. Tuy nhiên, theo quy định mới của Chính phủ về quản lý và sử dụng ODA, Việt Nam và UNDP chỉ xây dựng Đề cương chi tiết dự án, không có Văn kiện dự án. Trên cơ sở đề cương chi tiết, cơ quan chủ quản dự án và văn phòng UNDP xây dựng và ký kết Kế hoạch công tác năm, chỉ rõ các hoạt

động và nguồn lực nào là do phía Việt Nam và UNDP thực hiện trong năm đó.

4. Sự cần thiết tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng ODA từ UNDP cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA của UNDP cho việt nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w