Đánh giá cơ chế, chính sách thu hút và sử dụng ODA từ UNDP vào Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA của UNDP cho việt nam (Trang 60)

của phụ nữ đến năm 2010.

III/ Đánh giá cơ chế, chính sách thu hút và sử dụng ODA từ UNDP vào Việt Nam Việt Nam

1. Về cơ chế quản lý, theo dõi và đánh giá chương trình

Phương thức quốc gia điều hành dự án ( NEX) là phương thức chủ đạo trong công tác quản lý chương trình của UNDP. NEX được hiểu là cách thức điều hành dự án mà ở đó cơ quan nhà nước được giao sẽ có toàn bộ thẩm quyền và trách nhệm giải trình cho việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ UNDP, từ các nhà tải trợ khác, và cả khoản đóng góp của Chính phủ trong các dự án của UNDP.

Áp dụng phương pháp này, mục đích hướng tới của UNDP là: (a) Xây dựng năng lực, sự độc lập và khả năng kéo dài tính bền vững của dự án cho

đối tác, (b) nâng cao khả năng tự chủ và dựa vào nội lực để đảm bảo một số đầu vào cho dự án, (c) sự phù hợp và khả năng đánh giá tác động của dự án.

Theo phương pháp này, những bên tham gia trong một dự án thường gồm: (a) Một đối tác thực hiện chính thức từ nhà nước (NIP) do Chính phủ đề xuất và được cơ quan đại diện của UNDP thông qua.

(b) Bộ Kế hoạch và đầu tư: cơ quan đầu mối chủ chốt điều phối viện trợ từ UNDP

(c ) Văn phòng UNDP sở tại

( d) Một hoặc một số nhà tài trợ bên ngoài: Có thể là một cơ quan đại diện khác của LHQ hoặc một tổ chức đa phương có khả năng và lợi thế với mục tiêu dự án để cung cấp và hỗ trợ những đầu vào cần thiết cho dự án.

Áp dụng phương thức này, UNDP đề cao tính làm chủ (ownership), tính minh bạch (transparency) và khả năng chịu trách nhiệm giải trình (accountability) của đối tác. Các kế hoạch hành động để thực hiện dự án được bàn bạc và thông qua giữa tất cả các bên có liên quản, đảm bảo sự chuẩn bị đầy đủ và kịp thời nhất những trang thiết bị và nguồn lực cần cho việc thực hiện dự án.

Phương thức quốc gia điều hành đã đóng vai trò chủ đạo trong việc thực hiện nhiều dự án của UNDP cho Việt Nam trong thời gian qua và thể hiện nhiều mặt ưu việt. Nhờ có NEX, các quy trình và thủ tục có cơ sở để đơn giản và hài hòa hóa mà vẫn đảm bảo những đặc thù của phía Việt Nam trong khuôn khổ một hệ thống chuyển kinh phí thống nhất từ UNDP.

2. Về quy trình tiếp nhận và sử dụng vốn ODA từ phía Việt Nam.

Trong dự thảo thu hút vốn OPA từ UNDP, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, ngành khác như Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước, Văn phòng chính phủ cùng hợp tác và bàn bạc trong việc xây dựng dự thảo thu hút vốn từ UNDP.

Khung thể chế quản lý và sử dụng ODA ở Việt Nam bao gồm các văn bản pháp quy của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước về ODA liên quan đến chính sách và pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA. Trong chính sách thu hút và sử dụng vốn ODA, Chính phủ luôn thể hiện sự tích cực và sẵn sàng thay đổi và liên tục sửa chữa các văn bản pháp quy sao cho phù hợp nhất với tình hình. Trung bình cứ ba năm một lần Chính Phủ ban hành một Nghị định về quản lý và sử dụng ODA: Nghị định 20/CP năm 1994, Nghị định 87/CP ngày 05/8/1997, Nghị định 17/2001/NĐ- CP ngày 04/5/2001 và gần đây nhất là Nghị định 131/2006/NĐ-CP được thông qua ngày 9/11/2006. Trong quá trình thực hiện có thể thấy rõ Nghị định sau tiến bộ và hoàn thiện hơn nghị định trước. Nếu như trong Nghị định 20/CP quy trình quản lý và sự dụng ODA còn đơn giản và tập trung chủ yếu ở cấp Trung ương thì trong Nghị định 131/2006/NĐ-CP quy trình ODA đã bao quát toàn diện và phân cấp mạnh mẽ cho các Bộ, ngành và địa phương.

Các bước đột phá quan trọng trong Nghị định 131/2006/NĐ-CP đối với việc thu hút và sử dụng ODA nói chung và ODA từ UNDP núi riờng được thể hiện ở những khía cạnh sau:

Thứ nhất, tính đồng bộ cao của Nghị định về quản lý và sử dụng ODA với các văn bản pháp luật chi phối khác. Sự hài hòa với các quy định của nhà tài trợ cũng được thể hiện rõ trong Nghị định này, đặc biệt là khâu theo dõi và đánh giá các chưng trình và dự án ODA.

sử dụng vốn ODA tương tự như đối với đầu tư công. Theo Nghị định, việc quyết định đầu tư và phê duyệt các chương trình và dự án ODA khác đều phân cấp cho Thủ trưởng các cơ quan chủ quản. Sư phân cấp mạnh mẽ này góp phần tạo ra sự chủ động và nâng cao vai trò làm chủ, trách nhiệm của các ngành, các cấp.

Thứ ba, công khai, minh bạch trong quản lý và sử dụng ODA thông qua việc Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các nhà tài trợ công bố rộng rãi thông tin về nguồn ODA, các chính sách và điều kiện tài trợ để các đơn vị đề xuất có điều kiện để chuẩn bị và đề xuất các chương trình, dự án ODA.

Thứ tư, công tác theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA được quy định cụ thể và toàn diện, tiệm cận với tập quán quốc tế. Đây cũng là lần đầu tiên Chính phủ và các nhà tài trợ sử dụng chung hệ thống mẫu biểu báo cáo tiến độ thực hiện các chương trình, dự án ODA.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA của UNDP cho việt nam (Trang 60)