Tình hình sử dụng ODA trong lĩnh vực môi trường, năng lượng và quản lý rủi ro thiên tai

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA của UNDP cho việt nam (Trang 52 - 57)

Chương II Thực trạng thu hút và sử dụng ODA từ UNDP cho Việt Nam giai đoạn 1997-2008

2. Tình hình sử dụng ODA trong lĩnh vực môi trường, năng lượng và quản lý rủi ro thiên tai

Môi trường, năng lượng và phòng chống thiên tai trở thành vấn đề ưu tiên trong hợp tác giữa Việt Nam với UNDP kể từ năm 1990. Các dự án của UNDP trong lĩnh vực này tập trung vào 2 mặt: nâng cao nhận thức của cộng

đồng về môi trường và nâng cao năng lực quản lý tài nguyên và môi trường để phát triển bền vững.

2.1 Với lĩnh vực năng lượng và môi trường

Nhận thức được quản lý môi trường và năng lượng dài hạn là yếu tố then chốt để bảo đảm phát triển bền vững, UNDP đã cam kết cung cấp tri thức chuyên môn, nguồn lực và tuyên truyền vận động nhằm giúp Việt Nam bảo vệ sức khỏe và bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên. 3 vấn đề mà UNDP quan tâm nhất khi hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực tài nguyên môi trường và năng lượng là bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý môi trường và năng lượng bền vững. Cụ thể danh sách dự án trong lĩnh vực môi trường, năng lượng và tài nguyên của UNDP giành cho Việt Nam trong giai đoạn 2001-2010 được thể hiện trong bảng 7:

Bảng 7: Danh sách dự án trong lĩnh vực bảo vệ môi trường giai đoạn 2001-2010

Tên dự án Thời gian ODA cam

kết

Lượng ODA thực hiện

Bảo tồn nguyên vị các giống bản địa và họ hàng hoang dại của chúng tại Việt Nam

2002-2005 904.000 USD

900.000 USD Hài hoà mục tiêu giảm nghèo và môi

trường trong xây dựng và lập kế hoạch hướng tới mục tiêu phát triển bền vững

2005-2009 3.700.000 USD

2.091.924 USD ( hết 15/2/2008)

( 85%) Tăng cường năng lực và hoàn thiện kế

hoạch cải tạo môi trường ở những vùng nhiễm Dioxin nặng tại Việt Nam

2007-2008 350.000 USD

350.000 USD

Tăng cường bảo tồn năng lượng tại các xí nghiệp vừa và nhỏ

2002-2003 384.000 USD

384.000 USD Thu hồi và tái chế CFC-12 trong ngành

điều hoà di động

2002-2005 47.000 USD

47.000 USD Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng 2005-2010 5.460.000 3.232.000

cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam

USD USD (hết 2008, đạt 60%)

Chiếu sáng công cộng hiệu suất cao ở Việt Nam

2006-2010 3.000.000 USD

1.977.647 USD (hết 2008, đạt 63%)

Tổng 11.601.000

USD

6.192.571 USD

(Nguồn www.undp.org.vn và www.dad.mpi.gov.vn) Với việc đồng quản lý Quỹ môi trường toàn cầu GEF, UNDP có lợi thế trong việc hỗ trợ Việt Nam bảo vệ môi trường và sử dụng năng lượng một cách bền vững. Các dự án quy mô nhỏ mà GEF đã tiến hành tại Việt Nam tuy không lớn về mặt tài chính song lại trải rộng trên nhiều mặt của công tác bảo vệ môi trường với các mục tiêu cụ thể và chi tiết. Kể từ 1999, từ viện trợ không hoàn lại của GEF đó cú 43 dự án về đa dạng sinh học, 10 dự án về

thoái hóa đất và hoang mạc hóa, 7 dự án về biến đổi khí hậu và 1 dự án về các chất hữu cơ khó phân hủy, 1 dự án về nước quốc tế và 12 dự án đa lĩnh vực đã và đang được thực hiện tại Việt Nam.

Về mặt chính sách, chính sự giúp đỡ từ UNDP đó giỳp Chính phủ xây dựng được các văn kiện quan trọng như Chiến lược Quốc gia về bảo vệ môi trường giai đoạn I (1991- 2000) và giai đoạn II (2001-2010); Luật Bảo vệ môi trường; và Kế hoạch hành động quốc gia về bảo vệ môi trường 2001-2005…

Xét về phía các dự án cụ thể, có thể thấy UNDP là một trong số ít những đối tác quan tâm mạnh mẽ tới việc sử dụng năng lượng bền vững tại Việt Nam. Đặc biệt các dự án hướng tới mục tiêu này thường đòi hỏi sự tham gia tích cực từ cả các cơ quan Trung ương, địa phương và cả các doanh nghiệp và tổ chức có liên quan mới có thể đạt được hiệu quả cao nhất. Các dự án có mức cam kết lên tới trên 11 triệu USD và tính tới 15/2/2008 thì lượng ODA sử dụng đã đạt 6,1 triệu USD. Trong đó 3 dự án lớn vẫn đang trong giai đoạn tiến hành thuận lợi.

2.2 Trong lĩnh vực quản lý rủi ro thiên tai

Trong suốt thời gian quan, UNDP đã hợp tác chặt chẽ với Chính phủ, các cộng đồng địa phương và các đối tác quốc tế nhằm giúp Việt Nam chuẩn bị sẵn sàng và đối phó hiệu quả với thiên tai, cũng như thu hẹp khoảng cách giữa cứu trợ khẩn cấp và phát triển dài hạn. Nếu như trước đây UNDP chủ yếu cung cấp trợ giúp kỹ thuật và điều phối viện trợ thì ngày nay UNDP hỗ trợ Chính phủ trong việc lập kế hoạch và quản lý rủi ro do thiên tai gây ra. UNDP chủ truơng giúp đỡ Chính phủ trong công tác quản lý rủi ro thiên tai trên 2 mặt: giảm nhẹ rủi ro thiên tai thông qua thông tin và điều phối cứu trợ khẩn cấp.

+ Trong mục tiêu giảm nhẹ rủi ro thiên tai thông qua thông tin, UNDP đã hỗ trợ Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Ban chỉ đạo phòng chống lũ lụt trung ương trong việc thành lập Đơn vị quản lý thiên tai. Đơn vị này đã cải thiện công tác phòng chống và quản lý thông tin về thiên tai ở khắp nước Việt Nam thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông. Đến nay 61 tỉnh thành trong cả nước đã được kết nối với mạng điện tử cung cấp thông tin cập nhật về tình hình bão lũ trên toàn quốc. Đơn vị này cũng góp phần soạn thảo Chiến lược quốc gia thứ hai và Kế hoạch hành động về giảm nhẹ và quản lý rủi ro thiên tai đến năm 2010.

+ Trong điều phối cứu trợ khẩn cấp, UNDP hoạt động chủ yếu thông qua Tổ công tác về quản lý thiên tai của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam. Tổ công tác này có vai trò điều phối cứu trợ khẩn cấp giữa các tổ chức thuộc Liên Hợp Quốc và các tổ chức phi chính phủ, với sự phối hợp của Chính phủ và Hội chữ thập đỏ. Ngày nay trọng tâm của Tổ công tác đang chuyển hướng từ việc cung cấp cứu trợ khẩn cấp một cách đơn thuần sang hỗ trợ phục hồi sau thiên tai và phòng chống/giảm nhẹ rủi ro thiên tai về lâu dài.

Một số dự án quan trọng mà UNDP tài trợ cho Việt Nam trong lĩnh vực

quản lý rủi ro thiên tai được thể hiện trong bảng 8:

Bảng 8: Danh sách dự án trong lĩnh vực quản lý rủi ro thiên tai giai đoạn 2001-2010.

Tên dự án Thời gian Nguồn vốn cam kết Lượng ODA thực hiện Tăng cường năng lực giảm

nhẹ thiên tai ở Việt Nam

2002-2005 1.400.000 USD 1.400.000 USD Tăng cường khả năng chống

lũ cho các hộ nghèo tại ĐBSCL Việt Nam

2006-2010 173.000 USD 120.000 USD (tính đến hết 2008)

Xây dựng năng lực phòng chống và ứng phó của cộng đồng đối với thiên tai, đặc biệt là lũ quét ở vùng cao

2007-2009 550.589 USD 330.000 USD (tính đến 15/2/2008)

Tổng 2.573.000 USD

(Nguồn www.undp.org.vn và www.dad.mpi.gov.vn ) Dự án “Tăng cường năng lực giảm nhẹ thiên tai ở Việt Nam” được thực hiện trên toàn quốc. Dự án hỗ trợ việc lồng ghép nội dung giảm nhẹ thiên tai vào công tác lập kế hoạch xoỏ đúi giảm nghèo và phát triển bền vững ở Việt Nam. Một trong những mục tiêu quan trọng của dự án là đảm bảo cho việc thiết kế, thẩm định và phê duyệt các dự án phát triển đều phải có tính đến các khía cạnh của công tác giảm nhẹ thiên tai. Dự án thực hiện thành công đạt 100% cam kết vốn đặt ra.

Dự án “Tăng cường khả năng chống lũ cho các hộ nghèo tại ĐBSCL Việt Nam” được thực hiện thí điểm tại tỉnh An Giang với 2 hoạt động chính cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để tăng cường khả năng chống lũ của loại móng nhà được gia cố bằng vật liệu địa tổng hợp cao cấp với giá thành thấp cho cỏc xó nghốo ven biển và trong đất liền của hai huyện tỉnh An Giang và cung cấp chương trình tập huấn cho các cộng đồng về cách thức xây dựng và bảo trì móng nền đã gia cố để duy trì hiệu quả bền vững cho dự án và làm tiền đề nhân rộng ra các tỉnh cú cựng điều kiện tự nhiên thuộc ĐBSCL

Dự án “Xây dựng năng lực phòng chống và ứng phó của cộng đồng đối với thiên tai, đặc biệt là lũ quét ở vùng cao” thực hiện tại 2 tỉnh Lào Cai và Kon Tum có mục tiêu giảm tình trạng dễ bị tổn thương tại 06 xã vùng cao thông qua nâng cao năng lực của ứng phó của Chính quyền địa phương cũng như khả năng lồng ghép vấn đề phòng chống lũ quét và sạt lở đất trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Theo ước tính sơ bộ khoảng 68,000 người dân địa phương tại 10 xã tại tỉnh Lào Cai và Kon tum sẽ hưởng lợi từ các hoạt động nâng cao ý thức của dự án.

3. Tình hình sử dụng ODA trong lĩnh vực xoỏ đúi, giảm nghèo và phát

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA của UNDP cho việt nam (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w