Cơ cấu viện trợ ODA của UNDP choViệt Nam theo lĩnh vực

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA của UNDP cho việt nam (Trang 36)

I/ Thực trạng thu hút ODA từ UNDP choViệt Nam 1 Tình hình cam kết ODA từ UNDP cho Việt Nam

1.2.1 Cơ cấu viện trợ ODA của UNDP choViệt Nam theo lĩnh vực

Trọng tâm viện trợ của UNDP thay đổi theo từng thời kỳ để đáp ứng nhu cầu phát triển của Việt Nam, từ chủ yếu cung cấp kỹ thuật, công nghệ và thiết bị trong những ngày đầu hợp tác, UNDP ngày nay thiên về cung cấp tư vấn chính sách và tri thức, hỗ trợ cho các chiến lược phát triển và biện pháp cải cách của Việt Nam.

Xét trong khoảng thời gian từ năm 1997 tới nay, trọng tâm viện trợ của UNDP vẫn là lĩnh vực quản trị và điều hành quốc gia, với khoảng 47% tổng số nguồn vốn. Lĩnh vực trọng tâm thứ 2 là xóa đói giảm nghèo với 21%. Nhưng cũng cần hiểu rõ hơn về cách phân chia lĩnh vực của UNDP khi tính toán cơ cấu viện trợ. Điểm đặc biệt của các dự án hay chương trình của UNDP là ở chỗ nhà tài trợ này luôn cố gắng lồng ghộp cỏc mục tiêu trong các chương trình và dự án, đặc biệt trong vấn đề giới, nghèo đói và môi trường. Việc lồng ghộp cỏc vấn đề về giới (Gender mainstreaming) đã và đang là một trong những ưu tiên chiến lược trong các chương trình và dự án hợp tác của UNDP với Chính phủ Việt Nam. Trong khi đó, con số 2% thể hiện trong cơ cấu viện trợ mới chỉ nói lên được lượng viện trợ trong các dự án trực tiếp hướng tới mục tiêu phát triển phụ nữ (Women In Development- WID) trong mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) mà Liên hiệp quốc đề ra.

Môi trường cũng là một trong những mối quan tâm lớn của UNDP trong các chương trình viện trợ, chiếm 18% tổng số vốn. HIV/ AIDS lại là một lĩnh vực khá mới mẻ mà UNDP quan tâm, tỉ trọng viện trợ tăng từ 1% giai đoạn 1997- 2000 lên 3% giai đoạn 2001-2005. Mục “ Khỏc” chiếm 10% trong tỉ trọng vốn viện trợ bao gồm các chương trình tình nguyện viên, hỗ trợ dự án và hợp tác

viện trợ…

Cơ cấu viện trợ của UNDP cho Việt Nam theo lĩnh vực giai đoạn 1997- 2008 được thể hiện qua hình 1:

Hình 1: Cơ cấu viện trợ của UNDP cho Việt Nam theo lĩnh vực giai đoạn 1997-2008

( Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư)

Trong khuôn khổ chương trình quốc gia gần nhất giữa Việt Nam và UNDP, cơ cấu viện trợ của UNDP cũng có một số thay đổi.

Để có cái nhìn sâu hơn về cơ cấu viện trợ của UNDP trong từng lĩnh vực, ta có thể phân tích bảng 2 :

Bảng 2: Nguồn vốn UNDP cam kết dành cho Việt Nam theo chuyên đề và lĩnh vực trọng tâm trong giai đoạn 1997-2006

Chuyên đề Nguồn vốn Tổng

Điều hành quốc gia

Nâng cao trách nhiệm giải trình trong các ngành công vụ 20.675.036

Quản lý tài chính trong khu vực công 11.175.652

Tòa án và tư pháp 13.481.203

Cơ cấu, hệ thống và chu trình quốc hội 10.669.382

Đổi mới quy trình pháp lý cho sự phát triển của khu vực tư nhân

6.578.323

Toàn cầu hóa và hợp tác trong khu vực 5.241.702

Lập kế hoạch phát triển ở cấp địa phương 3.338.164

Xúc tiến các hoạt động vì quyền con người 2.573.574

Quản lý và hợp tác viện trợ 1.244.263 74.997.299

Đói nghèo

Giúp người nghèo tiếp cận và sử dụng nguồn lực có hiệu

quả 25.594.518

Chính sách đói nghèo và theo dõi kết quả tác động 5.926.684

Chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp và thủy sản 4.157.083 34.370.842

HIV/ AIDS 2.692.557 2.692.557

Vấn đề giới

Nâng cao năng lực của phụ nữ và công bằng giới 2.863.328 2.863.328

Môi trường

Quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường 14.109.853

Quỹ môi trường toàn cầu ( GEF) 8.048.071

Quản lý thiên tai 6.412.188

Khung chương trình phát triển bền vững về mặt môi trường

411.498 28.981.510

Khác

Hỗ trợ dự án, chương trình tình nguyện viên v.v 16.234.606 16.234.606

Tổng ( USD) 160.427.585

( Nguồn: Country Evaluation: Viet Nam, UNDP Evaluation Office 2006)

Qua bảng 2 ta có thể thấy trọng tâm viện trợ của UNDP trong lĩnh vực điều hành quốc gia tập trung nhiều vào việc nâng cao trách nhiệm giải trình trong khu vực công, một mục tiêu khá quan trọng và xuyên suốt trong dự án

dài hạn về cải cách hành chính công (PAR) mà UNDP đã liên tục tiến hành ở Việt Nam từ năm 1992. Cam kết vốn cho lĩnh vực này lên tới gần 30% trong số 74,9 triệu USD mà UNDP dành cho lĩnh vực quản lý và điều hành nhà nước. 3 lĩnh vực quan trọng tiếp theo là tòa án và tư pháp, quản lý tài chính công và nâng cao năng lực cho Quốc hội với tỉ trọng trong nội dung này lần lượt là 15%, 18% và 14%.

Một trong những chuyên đề quan trọng mà UNDP rất quan tâm tại Việt Nam là “ Giúp người nghèo tiếp cận và sử dụng nguồn lực có hiệu quả”. Các dự án của UNDP cho chuyên đề này chiếm tới 72% tổng lượng vốn mà UNDP dành cho lĩnh vực xóa đói giảm nghèo. Với mục tiêu này, hoạt động chủ yếu của UNDP là tiếp tục hỗ trợ chính phủ thiết kế và xây dựng tốt hơn các chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, xây dựng một khuôn khổ bảo hiểm/ trợ giúp xã hội toàn diện, mang lại lợi ích và giảm thiểu rủi ro cho người nghèo. Việc hỗ trợ nâng cao kiến thức, sự tham gia nhằm tăng cường khả năng tiếp cận của người nghèo với các dịch vụ công như y tế, bảo hiểm, giáo dục cũng được xếp vào mục tiêu này.

Trong lĩnh vực môi trường và phòng chống thiên tai, gần ắ lượng viện trợ được cam kết để nâng cao năng lực quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên và môi trường của Việt Nam. Bên cạnh đó, tuy chỉ chiếm một phần khá nhỏ ( gần 1,5% ) trong phần cam kết viện trợ thuộc lĩnh vực môi trường của UNDP cho Việt Nam song việc xây dựng Khung chương trình phát triển bền vững về mặt môi trường nhằm lồng ghép có hiệu quả các chỉ tiêu môi trường vào các khuôn khổ lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cũng như hoạch định chính sách đầu tư được đánh giá là một trong những nội dung có tác động lâu dài và thực sự hiệu quả hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Nói tóm lại, những thay đổi trong cơ cấu viện trợ cũng như lĩnh vực hợp tác trọng tâm giữa UNDP với Việt Nam trong thời gian qua cho thấy UNDP

luôn theo sát con đường phát triển của Việt Nam và là đối tác tin cậy của Chính phủ Việt Nam trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách cải cách và phát triển xã hội. Quy chế trung lập cùng với sự linh hoạt của UNDP cho phép các dự án và chương trình tài trợ có thể chuyển hướng theo những mục tiêu và chính sách phát triển mà chính phủ Việt Nam đề ra.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA của UNDP cho việt nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w