Những hạn chế trong việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của UNDP cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA của UNDP cho việt nam (Trang 69)

IV/ Đánh giá chung tình hình thu hút và sử dụng ODA của UNDP cho Việt Nam

2.Những hạn chế trong việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của UNDP cho Việt Nam

Quá trình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của UNDP tại Việt Nam thời gian qua có bộc lộ một số hạn chế sau:

2.1 Lãng phí trong nhiều dự án thí điểm

UNDP thời gian qua đã triển khai hàng loạt các chương trình thí điểm với nhiều sáng kiến trong các lĩnh vực khác nhau ở cấp địa phương. Song thực tế cho thấy nhiều dự án không được tiếp tục nhân rộng mà chỉ dừng lại ở cấp địa phương. Sau một thời gian, do thiếu nguồn kinh phí duy trì, các dự án này kết thúc mà không tạo được hiệu quả cân thiết, gây ra sự lãng phí rất lớn.

Bên cạnh đú, cú những dự án thí điểm cấp địa phương sau khi thực hiện mặc dù rất muốn nhân rộng song lại gặp khó khăn bởi tính đặc thù và khác biệt quá lớn. Điều này cho thấy đôi khi khả năng tác động của cấp địa phương lên cấp chính sách quốc gia đã bị đánh giá quá cao. Trong việc dự trù hiệu quả và tác động của dự án cần nhìn nhận rõ hơn mối quan hệ vi mô- vĩ mô trong lĩnh vực mà dự án hoạt động

2.2 Hiệu quả dự án không được đánh giá rõ ràng

Thực tế các dự án của UNDP rất khó đáng giá hiệu quả và tác động bởi chúng thường ở các lĩnh vực tư vấn chính sách và song việc không có cơ chế đánh giá hiệu quả dự án khiến cho việc tiến hành duy trì dự án gặp rất nhiều khó khăn. Một trong những hệ quả xấu mà hạn chế này đem lại còn là việc cản trở khả năng thu hút vốn từ các nhà tài trợ khác cho nguồn vốn không

thường xuyên của UNDP. Một khi không thấy được hiệu quả rõ ràng mà các dự án ODA của UNDP mang lại, các nhà tài trợ sẽ không mấy mặn mà trong việc mở hầu bao hỗ trợ cho dự án.

2.3 Dự án không phù hợp với nhu cầu và thực trạng của địa phương.

Hạn chế này hay gặp phải với trường hợp các dự án trong lĩnh vực đúi nghốo và đặc biệt có liên quan tới đồng bào dân tộc thiểu số. Trong chương trình hỗ trợ của mình, UNDP đã khởi xướng nhiều dự án nằm trong khuôn khổ hỗ trợ chương trình 135, đặc biệt là tăng cường năng lực cho cán bộ tại vựng đụng đồng bào dân tộc thiểu số và nâng cao hiệu quả cho việc xây dựng chính sách phát triển dân tộc thiểu số. Song do thiếu những thông tin về thực tiễn kinh tế- xã hội- văn hóa truyền thống của các dân tộc cũng như hạn chế về số lượng và khả năng tiếp cận nguồn số liệu định lượng mà việc xây dựng và triển khai dự án từ năm 2002 không đem lại kết quả nào rõ rệt. Sự thiếu thốn về thông tin và hạn chế về kiến thức, kỹ năng của cán bộ cơ sở về những là một trở ngại lớn khiến nhiều dự án cũng rơi vào tình trạng tương tự

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA của UNDP cho việt nam (Trang 69)