ODA từ UNDP góp phần tăng cường năng lực cho các cơ quan đại diện, đẩy mạnh cải cách hành chính và nâng cao năng lực cho đội ngũ

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA của UNDP cho việt nam (Trang 63 - 66)

Chương II Thực trạng thu hút và sử dụng ODA từ UNDP cho Việt Nam giai đoạn 1997-2008

1. Những kết quả đạt được

1.1 ODA từ UNDP góp phần tăng cường năng lực cho các cơ quan đại diện, đẩy mạnh cải cách hành chính và nâng cao năng lực cho đội ngũ

cán bộ

1.1.1 Trong lĩnh vực tăng cường năng lực cho các cơ quan đại diện

Với việc tập trung tăng cường năng lực cho Quốc hội, UNDP hướng tới mục tiêu giúp Việt Nam đẩy mạnh việc thực hiện ngân sách và quản lý nguồn lực cụng cú hiệu quản, đặc biệt định hướng vì người nghèo và bình đẳng xã

Một số thành tựu quan trọng mà viện trợ ODA từ UNDP mang lại cho Việt Nam có thể kể đến:

+ Chương trình cải cách tổng thể tài chính công (PAR) giai đoạn 2001- 2010: thông quan chương trình này, UNDP đã hỗ trợ Chính phủ Việt Nam đặt

ra những yờu cầu rừ ràng và tiến hành phõn cấp hành chớnh và xỏc định rừ trách nhiệm từ chính quyền địa phương. Từ chương trình này, nhiều cải cách đáng kể về thể chế đã được thực hiện, cho phép địa phương xác lập quyền tự chủ cao hơn về mặt tài chính. Trong đó phải kể đến Nghị quyết số 08/004/NQCP về phân cấp ban hành bởi Thủ tướng Chính phủ năm 2004.

+ Luật Ngân sách nhà nước sửa đổi năm 2004, cho phép chính quyền cấp tỉnh nhiều quyền hạn hơn trong quản lý ngân sách, nâng cao tầm quan trọng của Chính quyền địa phương trong việc quản lý các nguồn tài chính của Nhà nước đồng thời cũng tăng quyền của địa phương trong quá trình lập kế hoạch kinh tế- xã hội và kế hoạch ngân sách, đặc biệt ở cấp tỉnh.

+ Luật sửa đổi, bổ sung về tổ chức của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân do Quốc hội phê chuẩn năm 2003. Với những điều luật sửa đổi, Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND) cả ba cấp tỉnh, huyện và xã được trao chức năng giám sát và xây dựng luật pháp một cách đáng kể hơn, cho phép làm tăng đáng kể sự tham gia của địa phương vào việc quản lý khu vực công.

+ Nghị định về thực hiện dân chủ cơ sở do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Nghị định này đã cho phép xây dựng một loạt các cơ chế đảm bảo khả năng tham gia rộng rãi của công chúng và tính minh bạch cao hơn trong việc quản lý các hoạt động của chính quyền địa phương.

Cùng với việc hỗ trợ chính sách, các chương trình nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ và chuyên gia của UNDP cho Việt Nam cũng được đánh giá là rất hiệu quả với nhiều hình thức đa dạng khác nhau như: đào tạo nâng cao năng lưc chuyên môn trong 1 năm, đưa chuyên gia hướng dẫn hoặc cung cấp dịch vụ tư vấn chuyên gia có chất lượng. Tính đến 2008, đó cú hàng ngàn cán bộ được trực tiếp tham gia các lớp đào tạo nâng cao năng lực của UNDP.

1.1.2 Trong lĩnh vực cải cách hành chính

Một thành tựu không thể không nhắc tới đó là Chương trình cải cách tổng thể tài chính công (PAR) giai đoạn 2001-2010. Với chương trình này, quá trình cải cách hành chính công được nhân rộng nhanh chóng trong cả nước từ những hiệu quả Chương trình cải cách hành chính thí điểm tại thành phố HCM năm 1999 mang lại. Thực tế đã chứng minh những quốc gia có cơ chế quản lý tốt cú tỏc đụng lớn đến tăng trưởng cũng như thúc đẩy thu hút viện trợ. Điều này cú thể được thấy rừ quan kết quả thực hiện cỏc mục tiờu trong chương trình CCHC công tại nhiều địa phương trong thời gian qua. Tính đến 2008, cả 64 tỉnh thành trong cả nước đã áp dụng cơ chế một cửa. Trong đó tỉ lệ áp dụng ở cấp huyện đạt 98,5%, ở cấp xã đạt 86,6%. Chất lượng và thời gian giải quyết công việc hành chính được cải thiện đáng kể. Chỉ xét trong vấn đề cấp quyền sử dụng đất, nhiều tỉnh đã rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục theo quy định cũ từ 90 xuống 30 ngày, 5 tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị chỉ giải quyết dưới 15 ngày. Các thủ tục như thành lập doanh nghiệp, cấp giấy phép đầu tư, thủ tục thuế quan, xuất nhập khẩu cũng được giải quyết nhanh gọn hơn, làm hài lòng cả người dân và các nhà đầu tư. Đến năm 2007, đó cú 140 loại phí và lệ phí do Trung ương quy định và 203 loại phí và lệ phí do địa phương ban hành bị bãi bỏ. Cũng cùng năm này, Việt Nam được cộng đồng các nhà đầu tư quốc tế xếp vào trong nhóm 10 quốc gia có tốc độ cải cách nhanh nhất thế giới.

1.1.3 Trong lĩnh vực xây dựng hệ thống luật pháp đồng bộ

Một trong những thành tựu lớn bước đầu trong hợp tác giữa Việt Nam và UNDP ở lĩnh vực tư vấn luật pháp phải kể đến dự án: “ Cải thiện môi trường điều tiết kinh doanh”, bắt đầu thực hiện năm 1997. Kết quả có ý nghĩa nhất của dự án là bản dự thảo Luật Doanh nghiệp, được quốc hội thông qua tháng 6/1999. Luật Doanh nghiệp được coi là bước đột phá về tư duy kinh tế và cải

cách thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Bộ luật đó giỳp giảm đáng kể chi phí và gánh nặng thủ tục hành chính trong thành lập doanh nghiệp, làm nền tảng cho việc phát triển của doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn sau này

Năm 2001, UNDP đã cùng với Bộ Tư pháp đưa ra bản Báo cáo kiến nghị về xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật kinh tế tại Việt Nam. Nhiều nội dung trong báo cáo này đã được sử dụng đề định hướng cho công tác nghiên cứu, xây dựng, ban hành và sửa đổi các văn bản pháp luật cụ thể.

Kết quan quan trọng nhất trong chương trình hợp tác với UNDP giai đoạn gần đây ở lĩnh vực tư pháp chính là sự ra đời của “Chiến lược phát triển ngành luật pháp đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020”. Chiến lược này, cùng với Chiến lược cải cách tư pháp được thông qua năm 2005, và Chương trình cải cách hành chính nhà nước đang thực hiện, tạo thành điều được Bộ Tư pháp gọi là “Bộ ba chương trình cải cỏch” quan trọng đối với Việt Nam.

1.2 ODA từ UNDP góp phần xoỏ đúi giảm nghèo và giải quyết vấn đề xã

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA của UNDP cho việt nam (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w