Các lĩnh vực ưu tiên, đối tượng ưu tiên, địa bàn hoạt động

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA của UNDP cho việt nam (Trang 27 - 30)

Chương I/ Tổng quan về nguồn vốn ODA và vai trò của ODA

1. Giới thiệu về UNDP

2.2 Các lĩnh vực ưu tiên, đối tượng ưu tiên, địa bàn hoạt động

Trợ giúp của UNDP xuất phát từ yêu cầu của các chính phủ và các lĩnh vực ưu tiên của UNDP. Các lĩnh vực hỗ trợ của UNDP trong giai đoạn hiện nay cho Việt Nam là:

Hỗ trợ tiến trình đổi mới về cải cách thể chế và quản lý. Nhằm thực hiện thành công các mục tiêu đầy tham vọng về tăng trưởng kinh tế và phát triển con người, Việt Nam cần đặt công tác quản trị quốc gia trờn cỏc

nguyên tắc bình đẳng, trách nhiệm giải trình, dân chủ và minh bạch. Trong đó đóng vai trò trọng tâm là nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công với chất lượng cao và đảm bảo sự tham gia của người dân vào các quá trình ra quyết định. Các dự án của UNDP hỗ trợ việc tăng cường các cơ quan dân cử ở cấp trung ương và địa phương; xây dựng khuôn khổ luật pháp; cải cách hành chính; phân cấp quản lý; quản lý tài chính công; và chuẩn bị cho Việt Nam tham gia vào các hệ thống và thiết chế thương mại toàn cầu.

Xoỏ đói giảm nghèo: Việt Nam đang đứng trước thách thức phải duy trì những thành tựu đầy ấn tượng về giảm nghèo. Điều đó đòi hỏi phải khắc phục tình trạng bất bình đẳng và tập trung hỗ trợ người nghèo đang bị tách biệt với đà tăng trưởng kinh tế mà vẫn phải giải quyết những vấn đề do nhu cầu hội nhập kinh tế thế giới đặt ra. UNDP đang hỗ trợ Chính phủ trong việc phỏt triển năng lực nhằm theo dừi và phõn tớch tỡnh hỡnh nghốo đói và gợi ý các giải pháp xóa đói giảm nghèo. UNDP hợp tác với các tổ chức khác trong việc hỗ trợ các dự án xóa đói giảm nghèo ở cấp cơ sở, trao quyền cho các cộng đồng địa phương và chia sẻ bài học kinh nghiệm trong và ngoài nước để có thể nhân rộng tại Việt Nam.

Ngăn chặn khủng hoảng và khôi phục sau khủng hoảng: Việt Nam thường hay gặp thiên tai, gây cản trở lớn cho các nỗ lực phát triển bền vững. Với vấn đề này, UNDP khuyến khích sự tham gia và trao quyền cho các cộng đồng địa phương nhằm phòng ngừa, chuẩn bị sẵng sàng đối phó và quản lý rủi ro thiên tai. UNDP hợp tác với Chính phủ trung ương và chính quyền địa phương cũng như các tổ chức phi chính phủ trong việc xây dựng chiến lược phòng chống thiên tai và các chương trình tập huấn cũng như tăng cường năng lực quốc gia nhằm điều phối cứu trợ thiên tai.

Từ các hoạt động này, nhiều bài học kinh nghiệm đã được rút ra, góp phần hữu ích cho các cuộc đối thoại chính sách giữa Chính Phủ, UNDP và các

nhà tài trợ khác nhằm xây dựng các phương pháp tiếp cận chung, giảm nhẹ rủi ro thiên tai cho Việt Nam

Năng lượng và môi trường: Quản lý tốt các nguồn năng lượng và tài nguyên là yếu tố then chốt của phát triển bền vững, đặc biệt ở một quốc gia mà đất đai vẫn là nguồn sống cho hơn 70% dân số. UNDP có vai trò là chất xúc tác, người tổ chức và người cung cấp tri thức chuyên môn giúp chính phủ phát triển năng lực của mình trong việc quản lý môi trường và tuyên truyền, phổ biến khái niệm này đến cho đông đảo quần chúng nhân dân. UNDP hợp tác với các nhà chức trách ở cấp trung ương và địa phương nhằm xây dựng kế hoạch kiểm soát ô nhiễm; hỗ trợ việc xây dựng hệ thống vườn quốc gia và bảo tồn đa dạng sinh học; góp phần xúc tiến năng lượng sạch và hỗ trợ việc phát triển mạng lưới quốc gia về năng lượng sạch. UNDP cũng hỗ trợ nhiều dự án giúp Việt Nam thực hiện các cam kết toàn cầu về biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học và các chất gây ô nhiễm hữu cơ.

Phòng chống HIV/AIDS: UNDP giúp Việt Nam xây dựng sự cam kết bền vững và vai trò lãnh đạo nổi bật trong cuộc chiến chống HIV/AIDS cũng như giỳp cỏc tổ chức ở cấp trung ương, địa phương và các tổ chức xã hội trong việc nâng cao nhận thức, hiểu biết và xây dựng các công cụ để ngăn chặn dịch bệnh này một cách có hiệu quả.

Bình đẳng giới: Vì phân biệt đối xử với phụ nữ là một trong những nguyên nhân chính gây ra dúi nghốo nờn vần đề giới được đặt ở trung tâm nội dung công việc của UNDP. UNDP hợp tác với Chính phủ nhằm tiếp tục xem xét những bất bình đẳng và quan tâm về giới ở tất cả các khía cạnh của quy trình xây dựng chính sách ở Việt Nam. UNDP cũng tham gia vào những nỗ lực xúc tiến vai trò của phụ nữ trong lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA của UNDP cho việt nam (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w