Nguyên nhân của những tồn tại 1 Do nhận thức chưa đúng về ODA

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA của UNDP cho việt nam (Trang 70)

IV/ Đánh giá chung tình hình thu hút và sử dụng ODA của UNDP cho Việt Nam

3. Nguyên nhân của những tồn tại 1 Do nhận thức chưa đúng về ODA

3.1. Do nhận thức chưa đúng về ODA.

Ngay cả khi ODA từ UNDP là nguồn viện trợ không hoàn lại, song vẫn cần nhận thức đúng tầm quan trọng của nguồn viện trợ này. Tư tưởng ỷ lại hay tuỳ tiện khi sử dụng nguồn vốn ODA đặc biệt ở cấp cơ sở là nguyên nhân cho tình trạng một số chương trình, dự án kém hiệu quả.

3.2 Thiếu cơ chế đánh giá kết quả sau dự án

Hiện chưa có một cơ chế đánh giá kết quả sau dự án một cách đồng bộ. Kết quả thực hiện dự án thường bị đánh giá rất lẻ tẻ hoặc cỏc bờn liên quan đánh giá bằng những thước đo khác nhau nên không thể thấy hết được kết quả và tác động đích thực của dự án. Như đã nói ở trên, nguyên nhân này dẫn tới 2 hậu quả chính: khó khăn trong việc duy trì và nhân rộng dự án và cản trở

việc huy động nguồn vốn bổ sung từ các tổ chức là nhà tài trợ bên ngoài.

3.3 Năng lực và trình độ của cán hạn chế

Hạn chế về năng lực và trình độ thể hiện cả ở cấp quản lý dự án lẫn cấp cơ sở.

Với cấp quản lý dự án: Theo quy định hiện nay, phương thức quốc gia điều hành đòi hỏi phía Việt Nam phải làm chủ và chịu trách nhiệm giải trình về dự án. Để thực hiện được điều này đòi hỏi cán bộ Ban quản lý dự án phải có hiểu biết tốt về kỹ thuật, công nghệ, ngoại ngữ, khả năng phân tích,…Tuy nhiên, trên thực tế năng lực của ban quản lý còn yếu kém, nhiều bất cập thể hiện trong việc chuẩn bị nội dung dự án kỹ thuật, lúng túng trong việc triển khai thực hiện cỏc khõu công việc của chu trình dự án.

Với cấp cơ sở, năng lực tiếp nhận cũng như ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng ODA từ UNDP còn rất hạn chế. Trong thực tế nhiều dự án nâng cao năng lực, đặc biệt ở cấp cơ sở không mấy thành công chủ yếu do ý thức trách nhiệm của nhiều cán bộ cấp cơ sở còn rất hạn chế. Thêm vào đó, việc thiếu tính chủ động cũng khiến cho nhiều dự án cấp cơ sở còn làm chậm tiến độ thực hiện dự án, ảnh hưởng lớn tới hiệu quả cuối cùng. Ví dụ với 18 dự án giai đoạn 2001-2003, chỉ có 16 dự án triển khai thành công. Một dự án không được triển khai do không khai thông được vướng mắc phía địa phương và 1 dự án chậm trễ phải chờ hoàn thiện văn kiện.

3.4 Quá trình chia sẻ thông tin và đối thoại chính sách còn hạn chế

Cơ chế chia sẻ thông tin giữa các ngành và giữa các địa phương với nhau còn rất hạn chế. Chưa có một hệ thống thông tin chung dẫn tới việc các dự án rất dễ bị thực hiện trùng lắp và lãng phí ở nhiều địa phương. Đặc biệt với các dự án mang tính đa ngành, những hạn chế trong khả năng phối hợp và truyền thông (giữa cán bộ và cơ quan trung ương) và phối hợp ngành dọc (giữa trung ưuowng với địa phương) có thể gây ra nhiều khó khăn trong việc đề xuất dự án và xây dựng những đầu ra phù hợp nhất.

Chương III/ Định hướng giải pháp thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của UNDP cho Việt Nam trong

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA của UNDP cho việt nam (Trang 70)