Rủi ro trong cơng tác pháp chế

Một phần của tài liệu Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại sở giao dịch II ngân hàng TMCP công thương Việt Nam (Trang 54)

Qua những vụ việc liên quan đến các khoản nợ khĩ địi phải giải quyết thơng qua các thủ tục tố tụng, cĩ một số nguyên nhân như sau:

Rủi ro do hợp đồng cầm cố/thế chấp tài sản khơngghi đầy đủ các yếu tố cần thiết. Điển hình cho thiếu sĩt này là trường hợp Cơng ty Lam Hồng Sơn, đơn vị này được bên thứ ba bảo lãnh bằng tài sản nhưng trong văn bản bảo lãnh chủ tài sản khơng ghi rõ cụ thể nghĩa vụ được bảo lãnh, phát sinh bảo lãnh cho Hợp đồng tín dụng nào, nên khi giải quyết vụ việc tịa án đã buộc ngân hàng phải trả lại tài sản. Do vậy, để đảm bảo an toàn vốn vay khi nhận cầm cố/thế chấp tài sản, các bên liên quan phải ghi đầy đủ các yếu tố pháp lý cần thiết trong hợp đồng cầm cố/thế chấp tài sản tránh hợp đồng bị vơ hiệu khi xử lý tài sản.

Rủi ro do Hợp đồng cầm cố/thế chấp tài sản chung được ký kết bởi người khơng cĩ đủ thẩm quyền. Vì nguyên nhân này, SGDII bị tịa án buộc phải trả lại hồ sơ chủ quyền 03 căn nhà là tài sản bảo đảm nợ vay của Cơng ty TNHH TM Thái Minh với lý do cụ thể là tài sản chung của hai vợ chồng nhưng khi lập thủ tục bảo lãnh chỉ cĩ một người ký hợp đồng (vợ hoặc chồng). Do đĩ, đối với những tài sản chung, khi được đem cầm cố/thế chấp bắt buộc phải cĩ sự đồng ý bằng văn bản của tất cả cácchủ sở hữu (các chủ sở hữu cùng ký vào hợp đồng hoặc ủy quyền cho một người đại diện ký hợp đồng cầm cố/thế chấp).

Rủi ro do giấy ủy quyền định đoạt tài sản hết hiệu lực: Cũng liên quan đến tài sản bảo đảm nợ vay của Cơng ty TNHH TM Thái Minh, ngoài nguyên nhân dẫn đến việc ngân hàng phải trả lại tài sản như đã nêu trên, một nguyên nhân khác nữa mà tịa án buộc ngân hàng phải trả lại tài sản là: một trong các chủ sở hữu chung đã

ủy quyền cho người khác được quyền sử dụng tài sản để cầm cố/thế chấp nhưng khơng ghi rõ thời hạn ủy quyền. Đến khi bên được ủy quyền lập thủ tục bảo lãnh bằng tài sản thì giấy ủy quyền đã hết hiệu lực theo quy định của pháp luật (cán bộ ngân hàng và cơng chứng viên đều khơng phát hiện được và vẫn cơng chứng hành vi bảo lãnh bằng tài sản). Vì vậy, đối với những trường hợp ủy quyền để định đoạt tài sản (mua bán, cầm cố, thế chấp...) khi các bên liên quan lập thủ tục cầm cố/thế chấp, cán bộ ngân hàng phải hết sức quan tâm đến hiệu lực của giấy ủy quyền. Đặc biệt, trong trường hợp giấy ủyquyền khơng quy định thời điểm phát sinh và chấm dứt hiệu lực thì chỉ cĩ hiệu lực trong thời hạn 1 năm kể từ ngày ký.

Hầu hết, những hợp đồng cầm cố/thế chấp liên quan đến những vụ việc được viện dẫn trên đây đều đã được cơng chứng. Tuy nhiên khi xét xử,tịa án đã tuyên các hợp đồng này là vơ hiệu. Vì vậy khơng thể hoàn tồn dựa vào cơng việc cơng chứng, chứng thực, để khẳng định tính hợp pháp của một hợp đồng. Nĩi cách khác, sau khi đã hồn tất các thủ tục cơng chứng, chứng thực, CBTD, Lãnh đạo phịng vẫn phải hết sức quan tâm đến những nguyên nhân cĩ thể dẫn đến RRTD như đã nêu trên để tránh trường hợp khơng phát hiện được sai sĩt và khi rủi ro xảy ra ngân hàng lại là bên phải gánh chịu thiệt hại.

Một phần của tài liệu Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại sở giao dịch II ngân hàng TMCP công thương Việt Nam (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)