Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và thực tiễn trên địa bàn Hà Nội Luận văn ThS. Luật (Trang 119)

- Về công tác thanh tra, kiểm tra thuế:

h) Về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

3.3.2. Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp

pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp

Với cơ chế nộp thuế mới, nhiệm vụ chủ yếu của cơ quan thuế là tập trung vào việc thanh tra và kiểm tra việc nộp thuế của các đối tượng nộp thuế TNDN. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong công tác quản lý thuế hiện đại nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các đối tượng vi phạm về thuế để ngăn chặn và xử phạt các đối tượng cố ý gian lận thuế dưới mọi hình thức. Vì vậy công tác thanh tra thuế cần được đẩy mạnh hơn nữa nhằm đảm bảo cho các quy định của pháp luật về thuế TNDN được thi hành nghiêm túc.

Chính vì vậy, để đảm bảo hoàn thành mục tiêu đề ra là ngăn chặn và phòng chống hiệu quả các hành vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh, tạo sức lan tỏa, nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế và hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế Cục Thuế Hà Nội đã xây dựng cho mình những giải pháp cụ thể cho từng lĩnh vực. Theo đó, đối với công tác kiểm tra tại cơ quan thuế, Cục Thuế cần yêu cầu từng cán bộ, từng đội thuế, các phòng quản lý, chi cục thuế phải hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu về kinh tế của doanh nghiệp thuộc diện quản lý, tạo nền tảng tin cậy cho việc phân loại theo tiêu chí rủi ro; tập trung đổi mới phương pháp kiểm tra, xây dựng các ứng dụng tin học hỗ trợ để giúp giảm thiểu thời gian, tăng năng suất, hiệu quả kiểm tra. Đối

với công tác thanh, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế, ngoài yêu cầu tăng thời gian phân tích hồ sơ tại bàn, giảm thời gian làm việc tại doanh nghiệp; đẩy mạnh công tác dự báo, tổng kết hành vi vi phạm để đề xuất các biện pháp phòng ngừa, Cục Thuế cần tiến hành xây dựng sổ tay thanh tra điện tử để truyền đạt kinh nghiệm, kỹ năng cho cán bộ. Bên cạnh việc đẩy mạnh công tác phối hợp trong việc đấu tranh với các hành vi gian lận, trốn thuế, cơ quan quản lý thuế cần chủ động kiện toàn bộ máy thanh tra, kiểm tra theo hướng bổ sung đủ nguồn nhân lực bổ sung thêm lực lượng; siết chặt kỷ luật kỷ cương đội ngũ; đẩy mạnh công tác đào tạo, đào tạo lại, trong đó chú trọng đào tạo tại chỗ nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí; đồng thời tăng cường sự phối hợp giữa các chức năng quản lý để đảm bảo vừa sự công khai, minh bạch, vừa hỗ trợ, giám sát lẫn nhau trong quá trình tác nghiệp.

Công tác thanh tra thuế cần được cải cách như sau:

- Để tiết kiệm về thời gian và chi phí trong công tác kiểm tra, thanh tra thuế, Cục thuế Hà Nội cần phân loại đối tượng để thanh tra, kiểm tra. Cần thay đổi phương pháp thanh tra tại trụ sở người nộp thuế theo quan điểm triệt để áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro, tập trung vào các đối tượng có nhiều rủi ro về thuế hoặc thiếu độ tín nhiệm, thường xuyên gian lận về thuế. Để thực hiện được điều đó, Cục thuế Hà Nội cần thiết phải xây dựng được cơ sở dữ liệu về người nộp thuế tập trung để áp dụng các kỹ thuật phân tích rủi ro, giảm thiểu thời gian cập nhật số liệu, thu thập tài liệu, tăng thời gian cho công tác đánh giá, phân tích từ đó nâng cao chất lượng công tác phân tích hồ sơ thanh tra.

- Tập trung lực lượng, đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở Cơ quan Thuế trên cơ sở phân loại rủi ro nhằm phát hiện, xử lý các trường hợp kê khai sai, kê khai thiếu thuế phải nộp để đảm bảo công tác kiểm tra có hiệu quả. Đặc biệt lưu ý kiểm tra các doanh nghiệp có rủi ro cao, các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản; 100% doanh nghiệp kinh doanh ô tô, xe máy (theo Thông tư 71), các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm, nhà hàng ăn uống, khách sạn, dịch vụ đặc biệt...

- Việc thanh tra, kiểm tra phải căn cứ vào sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ để xác định đầy đủ các khoản phải nộp ngân sách.

- Xây dựng quy trình kiểm tra quyết toán thuế. Việc kiểm tra quyết toán thuế phải được thực hiện tại trụ sở cơ quan thuế trên cơ sở các tài liệu báo cáo của cơ sở kinh doanh, trường hợp cần thiết mới kiểm tra tại cơ sở kinh doanh. Các chế tài về xử lý vi phạm, cưỡng chế thuế phải được quy định rõ ràng, cụ thể trong các văn bản pháp luật.

- Thành lập bộ phận cưỡng chế thuế trong cơ quan thuế, đồng thời thành lập bộ phận kiểm tra nội bộ ngành thuế, đảm bảo cho các bộ phận trực thuộc cơ quan thuế thực hiện đúng pháp luật, chống nhũng nhiễu, tiêu cực. Ngoài ra, cần tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ thanh tra nhằm nâng cao trình độ cán bộ đáp ứng ngày càng cao của thực tiễn công tác thanh tra. Có sự tuyển chọn các cán bộ có trình độ chuyên môn tốt, kỹ năng tin học, ngoại ngữ bổ sung cho lực lượng thanh tra thuế.

- Tập trung lực lượng, triển khai công tác thanh, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế. Giao chỉ tiêu thanh tra, nhiệm vụ kiểm tra cho từng đoàn thanh tra, kiểm tra. Đối tượng thanh, kiểm tra cần tập trung khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá (chống chuyển giá), doanh nghiệp lỗ lớn, lỗ liên tục..Thanh, kiểm tra cần tập trung các lĩnh vực chủ yếu: kiểm tra, thanh tra chống chuyển giá đối với các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn, kinh doanh bất động sản, kinh doanh lĩnh vực ngân hàng, kinh doanh ô tô, xe máy, dược phẩm, nhà hàng ăn uống, khách sạn, chống thất thu đối với kinh doanh thương mại, dịch vụ du lịch, đối với những loại hình kinh doanh mới phát sinh như thương mại điện tử, kinh doanh qua mạng...kết quả phải đảm bảo cả về số lượng doanh nghiệp được thanh, kiểm tra và số tiền xử lý sau thanh, kiểm tra. Tập trung nghiên cứu hồ sơ doanh nghiệp, phân tích rủi ro để đề ra những nội dung cần thanh, kiểm tra trước khi thanh, kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp đảm bảo đủ điều kiện để thanh, kiểm tra tại doanh nghiệp (nhất là các báo cáo của doanh nghiệp), hạn

chế thời gian làm việc tại doanh nghiệp, đồng thời đẩy nhanh tiến độ thanh, kiểm tra.

- Giải quyết đầy đủ, kịp thời các khiếu nại, kiến nghị của người nộp thuế đối với các kết luận thanh, kiểm tra của cơ quan thuế theo đúng quy định của pháp luật.

- Cơ quan kiểm tra, thanh tra thuế phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường công tác thanh kiểm tra thuế kết hợp với kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các quy định pháp luật về đăng ký giá, kê khai giá, niêm yết giá và bán hàng theo niêm yết, thu phí dịch vụ..., xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá theo đúng quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá nêu tại Nghị định số 84/2001/NĐ-CP ngày 20/9/2001 của Chính phủ. Đẩy mạnh các biện pháp chống buôn lậu và gian lận thương mại, trốn thuế, lậu thuế.

Để làm được điều đó, Cục Thuế Hà Nội cần kiến nghị kịp thời với Tổng cục thuế, Bộ Tài chính về các vấn đề vướng mắc trong chính sách, để sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn.

Một phần của tài liệu Pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và thực tiễn trên địa bàn Hà Nội Luận văn ThS. Luật (Trang 119)