Tình hình trong nƣớc

Một phần của tài liệu Pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và thực tiễn trên địa bàn Hà Nội Luận văn ThS. Luật (Trang 68 - 70)

- Thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ hoặc hoàn; thuế TNDN; thuế thu nhập cá nhân.

c) Về ưu đãi thuế thuế nhập doanh nghiệp

2.1.2. Tình hình trong nƣớc

Luật thuế TNDN được triển khai thực hiện trong điều kiện tình hình kinh tế xã hội nước ta gặp nhiều khó khăn:

- Khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới đã làm cho tốc độ phát triển kinh tế chậm lại trong thời gian đầu áp dụng thuế TNDN năm 2008. Nước ta thuộc nước đang phát triển nhưng lại chưa thực hiện tốt chính sách tiết kiệm trong tiêu dùng, dành vốn cho đầu tư. Bên cạnh đó, quản lý nhà nước về kinh tế xã hội còn nhiều yếu kém, tình hình xã hội còn nhiều tiêu cực và còn nhiều vấn đề cần giải quyết.

- Trình độ thanh toán của nền kinh tế Việt Nam nói chung còn lạc hậu. Phương thức thanh toán thông qua ngân hàng vẫn chưa được xem là phương thức thông dụng và có hiệu quả đối với đa số người dân Việt Nam. Ngoài ra việc trốn thuế, vi phạm các nghĩa vụ về thuế vẫn còn phổ biến do trình độ nhận thức về thuế của người dân và ý thức tuân thủ pháp luật về thuế của người dân chưa cao. Thêm vào đó là người dân có có thói quen tiêu dùng hoặc mua bán trao đổi hàng hóa không dùng hóa đơn chứng từ.

- Sự thắt chặt tín dụng, lãi suất ngân hàng quá cao cộng với sự chênh lệch tỷ giá là một trong những khó khăn trong việc huy động vốn, duy trì nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

- Về môi trường pháp luật của nước ta tuy đã được quan tâm và ngày càng hoàn thiện nhưng hệ thống văn bản pháp luật vẫn còn chồng chéo, thiếu những chế tài theo luật định. Điều này tạo nên nhiều kẻ hở mà khi phát hiện lại không có chế tài pháp lý để ngăn chặn. Ngoài ra, tình trạng thiếu văn bản hướng dẫn thi hành cùng với sự thay đổi liên tục của các văn bản khiến cả doanh nghiệp và cán bộ thuế đều khó thực hiện trong quá trình áp dụng chính sách thuế mới.

Bên cạnh những khó khăn trên, tình hình kinh tế nước ta cũng có những thuận lợi đáng kể: Tuy kinh tế nước ta chịu tác động tiêu cực từ sự suy thoái kinh tế thế giới, nhưng ở mức độ không nhiều. Tình hình chính trị, xã hội ổn định đã và đang là nhân tố tích cực để các doanh nghiệp, hộ gia đình yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Nguồn vốn ODA của các nhà tài trợ năm 2010 đạt mức cao góp phần hạn chế khó khăn về vốn trong nước. Xu hướng phục hồi kinh tế cùng với việc cải thiện môi trường đầu tư, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu của Chính phủ đã tác động đến niềm tin của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới không ngừng tăng lên tăng lên trong các năm 2009, 2010, 2011.

Xuất phát từ chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta đã vạch ra trong chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2020 cùng với thực tiễn phát triển nền kinh tế nước ta trong giai đoạn vừa qua đã tính đến những xu hướng phát triển kinh tế thế giới mới sẽ tác động đến nguồn thu NSNN. Cụ thể: Đến năm 2015 cơ cấu thu nội địa đạt 70% và 80% tổng thu ngân sách nhà nước đến năm 2020. Giai đoạn 2011-2015 tỷ lệ huy động thu ngân sách nhà nước khoảng 23-24% GDP; trong đó thu từ thuế, phí và lệ phí khoảng 22- 23% GDP; tốc độ tăng trưởng số thu thuế, phí, lệ phí bình quân hàng năm 16- 18% /năm.

Về chính sách thuế và chiến lược cải cách hệ thống thuế, Việt Nam đã phê chuẩn chiến lược cải cách thuế cho giai đoạn từ 2011-2020 để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế thị trường đồng thời tăng cường các nguồn thu, tăng

năng lực sản xuất và nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. Theo Quyết định 732/2011/QĐ-TTg ngày 17/05/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020, doanh thu thuế dự kiến sẽ tăng 70% vào năm 2015 và 80% vào năm 2020. Đến năm 2015 NSNN sẽ tương đương 23-24% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Đến năm 2015, "Việt Nam dự kiến sẽ được xếp hạng trong số 5 quốc gia đứng đầu trong khu vực Đông Nam Á với các thủ tục thuế thuận tiện, và đến năm 2020 Việt Nam là một trong số 4 quốc gia đứng đầu với hơn 90% các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ thuế điện tử" [18].

Một phần của tài liệu Pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và thực tiễn trên địa bàn Hà Nội Luận văn ThS. Luật (Trang 68 - 70)