Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nộ

Một phần của tài liệu Pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và thực tiễn trên địa bàn Hà Nội Luận văn ThS. Luật (Trang 70 - 76)

- Thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ hoặc hoàn; thuế TNDN; thuế thu nhập cá nhân.

c) Về ưu đãi thuế thuế nhập doanh nghiệp

2.2.1. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nộ

pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội

Hà Nội nằm ở trung tâm vùng đồng bằng sông Hồng với diện tích khoảng 3.324 km2

gồm 10 quận, 1 thị xã và 18 huyện ngoại thành. Dân số hơn 6.449 nghìn người, số người trong độ tuổi lao động khoảng 3,2 triệu người với mức thu nhập bình quân đầu người là 3.200.000 đồng/tháng. Năm 2009, sau khi mở rộng, GDP của thành phố tăng khoảng 6,67%, tổng thu ngân sách khoảng 70.054 tỷ đồng.

Hà Nội là trung tâm kinh tế - chính trị- văn hóa của cả nước. Các cơ quan đầu não của Đảng, Nhà nước đều được đặt tại Thủ đô Hà Nội. ư

Đến năm 2004, mặc dù chỉ chiếm 4,6% về dân số và 0,3% diện tích quốc gia, Thủ đô Hà Nội đóng góp khoảng 9,1% GDP, 10,4% giá trị sản xuất công nghiệp, 15% kim ngạch xuất khẩu, 11% tổng mức bán lẻ dịch vụ, hàng hóa và 11,7% tổng đầu tư xã hội của cả nước và là một trong 5 địa phương thu hút vốn đầu tư nước ngoài dẫn đầu trong cả nước với tỷ lệ 11,6% về số dự án; 14,9% tổng vốn đăng ký với 997 dự án và tổng vốn đăng ký đạt xấp xỉ 13 tỷ USD [32].

Hà Nội còn địa bàn tập trung các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, trụ sở chính của các ngân hàng, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài... nên số thu về thuế TNDN khá lớn so với trong cả nước.

Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã có những bước chuyển biến về phương pháp điều hành, chỉ đạo và thái độ kiên quyết thực hiện các mục tiêu đặt ra. Thành phố Hà Nội luôn xác định cải cách hành chính phải được ưu tiên thực hiện. Trong đó gồm xây dựng cơ chế chính sách kịp thời, phù hợp, rõ ràng, bình đẳng, xây dựng bộ máy tinh gọn, đội ngũ công chức có tính trách nhiệm và tính chuyên nghiệp cao. Đội ngũ công chức phải thường xuyên được cập nhật thông tin mới, đào tạo lại để nâng cao hiểu biết ngang tầm với nhiệm vụ. "Sử dụng tài chính công tiết kiệm, hiệu quả, không dàn trải, tiết kiệm chi thường xuyên để tập trung vốn cho đầu tư phát triển cùng với việc thu hút mạnh các nguồn đầu tư khác để hàng năm mức tăng vốn đầu tư xã hội phải từ 18 - 21% trở lên" [32]. Mặt khác, thành phố Hà Nội cũng ưu tiên các nhiệm vụ hàng đầu khác: Xây dựng nền tảng của kinh tế tri thức, xây dựng đội ngũ lao động chất lượng cao, đội ngũ khoa học và quản lý giỏi, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60 - 70% vào năm 2011.

Nhìn lại những năm qua, kinh tế Hà Nội đều có những bước phát triển vững chắc và ổn định thể hiện ở nhiều mặt, GDP năm sau cao hơn năm trước, giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 19,1% năm, giá trị dịch vụ tăng 11,2% năm. Cơ cấu kinh tế Hà Nội chuyển dịch theo xu thế tiên tiến, hiện đại hóa và bước đầu hình thành cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp.

Năm 2009, tổng sản phẩm nô ̣i đi ̣a tăng 6,67% so với năm 2008, vốn đầu tư phát triển đạt 23.635,7 tỷ đồng, tăng 7,2% so với năm 2008, thu hút được 340 dự án đầu tư nước ngoài, với vốn đầu tư đăng ký khoảng 500 triệu USD, vốn đầu tư thực hiện năm 2009 đạt 650 triệu USD , vốn đầu tư xã hô ̣i là 147.814 tỷ đồng , tăng 18,2%, tổng thu ngân sách trên địa bàn cả năm 2009 đạt 73.500 tỷ đồng [32].

Năm 2010, tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội được phát triển toàn diện và đạt được những kết quả nhất định. Tổng sản phẩm nô ̣i đi ̣a (GDP) tăng 11% so với năm 2009. Vốn đầu tư phát triển do địa phương quản lý đạt 21.075 tỷ đồng. Về huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Hà Nội thu hút được 278 dự án với vốn đầu tư đăng ký khoảng 290 triệu USD. Doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội năm 2010 tăng 30,5% so với năm 2009. Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội năm 2010 tăng 26,3% so với năm 2009, trong đó xuất khẩu địa phương tăng 30,8%. Kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn Hà Nội tăng 12%, trong đó nhập khẩu địa phương tăng 3,8%. Tổng nguồn vốn huy động trong năm 2010 là 750.704 tỷ đồng, tăng 28,21% so với năm 2009.

Năm 2011 tổng số thu ngân sách trên địa bàn Hà Nội là 113.405.000 chiếm 17.9% so với tổng số thu ngân sách nhà nước của cả nước [32].

Để thực hiện mục tiêu đưa Hà Nội trở thành một trong hai trung tâm kinh tế của cả nước, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã thực hiện nhiều chủ trương, chính sách nhằm thu hút đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố. Với nhiều chính sách pháp luật mới, thành phố Hà Nội đã thu hút được số lượng lớn các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Đây là một trong những yếu tố khiến số thu NSNN của thành phố Hà Nội luôn chiếm tỷ trọng lớn so với cả nước. Chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế Thủ đô được tăng cường. Cùng với tăng trưởng kinh tế, số đối tượng nộp thuế ở Thủ đô cũng phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là thuế TNDN. Thể hiện: Số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố ngày càng tăng, quy mô hoạt động của các doanh nghiệp ngày càng rộng: Năm 2011 Hà Nội có hơn 117 nghìn doanh nghiệp thành lập mới.

Trong quá trình áp dụng pháp luật về thuế TNDN Cục thuế Hà Nội nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình từ phía các cấp chính quyền địa

phương đặc biệt là Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Bởi thuế luôn là vấn đề hết sức nhạy cảm, luôn là mặt trận nóng bỏng, là lĩnh vực quan trọng nhất của nền tài chính quốc gia nên việc thực hiện cũng không đơn giản. Bên cạnh sự nổ lực của các cán bộ ngành thuế phải kể đến sự đồng hành định hướng thực hiện của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.

Ngoài ra, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng có liên quan như: Công an, quản lý thị trường, sở kế hoạch đầu tư... cũng là một trong những điều kiện thuận lợi trong quá trình áp dụng pháp luật thuế TNDN trên địa bàn Hà Nội giúp cho công tác quản lý thu thuế được dễ dàng, kiểm soát được các doanh nghiệp bỏ trốn, các doanh nghiệp ngừng kinh doanh.

Bên cạnh một số thuận lợi nêu trên, việc thực hiện Luật thuế TNDN trên địa bàn Hà Nội còn vướng nhiều khó khăn. Đặc biệt trong thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế khi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức: giá cả nguyên, nhiên vật liệu đầu vào tăng cao; lạm phát, lãi suất ngân hàng ở mức cao; sản xuất kinh doanh bị đình trệ; hàng hóa sản xuất ra không tiêu thụ được, lượng hàng tồn kho lớn; sức mua giảm …ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn. Trong năm 2011, 2012 thành phố Hà Nội cũng đã có nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp về công nghệ, nguồn nhân lực, nguồn vốn vay, các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp theo Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường được triển khai thực hiện kịp thời… nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn chưa có chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn ở mức rất thấp, nhiều lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh bị suy giảm. Theo số liệu báo cáo thống kê tháng 6 đầu năm 2012:

Kinh tế Hà Nội 6 tháng đầu năm 2012 vẫn duy trì tăng trưởng nhưng thấp hơn kế hoạch và mức tăng trưởng cùng kỳ năm trước: Tổng sản phẩm quốc nội trên địa bàn (GDP) tăng 7,6% (năm 2011 tăng 9,3%), vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tăng 10,2%

(năm 2011 tăng 12,6%), tổng mức hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng 20,7% (năm 2011 tăng 21,7%), kim ngạch xuất khẩu tăng 7,2% (năm 2011 tăng 17,2%), chỉ số phát triển ngành công nghiệp 6 tháng chỉ tăng 4,8% so cùng kỳ (năm 2011 tăng 12,8% so cùng kỳ năm 2010), dự kiến một số ngành công nghiệp giảm: sản xuất bia, xe máy, ô tô các loại….Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2012 tăng 11,4% so cùng kỳ năm trước (năm 2011 tăng 15,7%). Tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn dự kiến tăng 1,4% so tháng trước và tăng 0,5% so cuối năm 2011 (cùng kỳ năm 2011tăng 1% so tháng 5 và tăng 2,5% so cuối năm 2010). Tổng dư nợ cho vay tăng 0,5% so tháng trước và tăng 2,1% so tháng 12/2011 (cùng kỳ năm 2011tăng 0,9% so tháng 5 và tăng 8,9% so cuối năm 2010) [21].

Kinh tế bất ổn định kéo theo sự biến động về số lượng doanh nghiệp dẫn đến biến động về doanh thu. Cụ thể:

Biến động về số lượng doanh nghiệp:

Trong 5 tháng đầu năm 2011, Hà Nội có 7.513 doanh nghiệp thành lập mới, cả năm 2011 có 15.818 doanh nghiệp. Trong khi đó số doanh nghiệp thành lập mới của 6 tháng đầu năm 2012 là 7.365 chỉ bằng 98 % năm 2011. Số doanh nghiệp ngừng hoạt động tăng khá cao: Năm 2010 có 5.867 doanh nghiệp ngừng hoạt động, năm 2011 có 11.350 doanh nghiệp ngừng hoạt động, tăng 93% so năm 2010. Trong 5 tháng đầu năm 2012 đã có 7.745 doanh nghiệp ngừng hoạt động, bằng 68% năm 2011. Trong đó: Doanh nghiệp giải thể, đang làm thủ tục giải thế 1.182, bằng 40% cả năm 2011, số doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh 2.859, bằng 52% cả năm 2011; doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh 3.713, tăng 26% so với cả năm 2011. Ước tính số thuế giảm do các doanh nghiệp ngừng, nghỉ kinh doanh trên 500 tỷ đồng [21].

Biến động về doanh thu:

Năm 2011 có 34.818 doanh nghiệp có doanh thu tăng so năm 2010, quý 1/2012 chỉ có 26.874 doanh nghiệp có doanh thu tăng, chỉ bằng 77% năm 2011. Năm 2011 có 24.476 doanh nghiệp có doanh thu giảm so năm 2010; quý 1/2012 có tới 47.574 doanh nghiệp có doanh thu giảm, tăng tới 94% so với năm 2011 [21]. Từ số liệu thống kê trên cho thấy tỉ lệ các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh đang có chiều hướng gia tăng, là một trong những nhân tố tỷ lệ nghịch với số thu thuế TNDN trên địa bàn.

Bên cạnh những khó khăn nội tại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội, do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phần lớn tập trung ở Hà Nội nên hoạt động chuyển giá để giảm nghĩa vụ về thuế TNDN là khá lớn (các công ty thường xuyên khai lỗ chiếm khoảng 80% số lượng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn) gây thất thu cho NSNN. Ngoài ra, phần lớn các doanh nghiệp nằm rải rác ở các quận khiến đối tượng nộp thuế tại các chi cục thuế các quận ngày càng gia tăng, trong khi tại các Chi cục thuế của các huyện ngoại thành thì thưa thớt tạo nên sự chênh lệch về tỷ lệ nộp thuế TNDN giữa các quận huyện, gây khó khăn trong việc thực hiện tuyên truyền các chính sách về thuế TNDN. Bên cạnh đó cơ sở vật chất yếu kém cùng với chế độ hậu kiểm là kẻ hở cho các doanh nghiệp chây ỳ, chậm nộp thuế, kéo dài thời gian nộp thuế, gây thất thu cho NSNN. Các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội không ngừng gia tăng cả về số lượng và quy mô kèm theo trình độ trốn thuế sửa chữa hóa đơn, chứng từ ngày càng tinh vi khi số lượng cán bộ thuế có hạn, trình độ kinh nghiệm quản lý còn non trẻ là một trong những khó khăn và cũng là nguyên nhân dẫn đến tiêu cực trong trong quá trình áp dụng pháp luật thuế TNDN trên địa bàn Hà Nội. Để đảm bảo ổn định số thu ngân sách cho Nhà nước mà vẫn tạo điều kiện tối đa cho sự phát triển của các doanh nghiệp thì những khó khăn này thực sự là thách thức đối với cơ quan thuế và người nộp thuế đòi hỏi

phải có sự phối kết hợp hài hòa của Nhà nước trong hoạch định chính sách thuế TNDN, cơ quan thuế trong các biện pháp tích cực trong việc ngăn chặn, phòng ngừa, hạn chế thất thu NSNN và ý thức chấp hành chính sách thuế của người nộp thuế.

Một phần của tài liệu Pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và thực tiễn trên địa bàn Hà Nội Luận văn ThS. Luật (Trang 70 - 76)