Tình hình thế giớ

Một phần của tài liệu Pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và thực tiễn trên địa bàn Hà Nội Luận văn ThS. Luật (Trang 66 - 68)

- Thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ hoặc hoàn; thuế TNDN; thuế thu nhập cá nhân.

c) Về ưu đãi thuế thuế nhập doanh nghiệp

2.1.1. Tình hình thế giớ

Khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đã ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng theo cả hai vế của tổng cầu: cầu đầu tư bị giảm do nguồn cung vốn FDI và đầu tư gián tiếp bị giảm mạnh, cầu về tiêu dùng bị giảm do khủng hoảng thế giới làm giảm mạnh cầu về hàng xuất khẩu. Điều này khiến các công ty gia công, lắp ráp hàng xuất khẩu phải cắt giảm nhân công, làm tăng số lượng thất nghiệp và thất nghiệp tạm thời và kéo theo là sự sụt giảm tiêu dùng nội địa. Chính phủ Việt Nam đã nhanh chóng thực hiện gói kích cầu thông qua các khoản cho vay với sự hỗ trợ lãi suất, đi kèm với giãn thuế đánh vào các doanh nghiệp. Mặc dù về mặt chủ trương, gói kích cầu này nhằm hỗ trợ các ngành xuất khẩu và đầu tư vào các dự án hạ tầng, tạo việc làm, thu nhập, và kích thích tiêu dùng của dân cư. Tuy nhiên, sự giảm mạnh về nhu cầu từ các thị trường xuất khẩu truyền thống là một trở ngại lớn mà Việt nam sẽ tiếp tục phải đối mặt. Bên cạnh đó, theo đánh giá của Vụ thống kê tài khoản quốc gia: Tiêu dùng của dân cư đã suy giảm nghiêm trọng ở mức âm 10% trong nửa đầu năm 2009 so với cùng kỳ năm 2008. Điều đó nói lên rằng, mặc dù gói kích cầu là rất nhanh và khá lớn so với tỷ lệ GDP, nhưng hiệu quả thực tế của nó cần phải có sự thẩm định và đánh giá chính xác, nhằm tránh cho nền kinh tế bị rơi vào một cuộc suy thoái hay lạm phát mới trong tương lai. Bài học từ khủng hoảng kinh tế ở Mỹ cho thấy, kích cầu tự bản thân nó không phải là giải pháp cho phép nền kinh tế vượt nhanh ra khỏi khủng hoảng mà ngược lại có thể là hiểm họa tiềm ẩn gây nên lạm phát và suy thoái, nếu thể chế tài chính có những khiếm khuyết, khiến cho dòng

vốn kích cầu bị lái chệch khỏi mục tiêu ban đầu, hoặc bị sử dụng quá kém hiệu quả. Ở kết cục xấu nhất, dòng vốn kích cầu có thể bị lái vào đầu cơ bong bóng chứng khoán hoặc bất động sản vì bản chất của biện pháp kích cầu vẫn chỉ là chính sách nới lỏng tiền tệ, dựa trên việc hạ thấp lãi suất như Mỹ đã làm. Điều này làm cho nguy cơ rủi ro dễ xảy ra bởi chính sự lựa chọn này. Chúng ta cần tách biệt rõ giữa ý nguyện đúng đắn của chính sách kích cầu với rủi ro có thể xảy ra của hệ thống tài chính. Và thực tế, Việt Nam đã trải qua từng đợt bong bóng chứng khoán và bong bóng bất động sản theo từng chu kỳ của chính sách nới lỏng tiền tệ. Điều này khiến hiệu quả đầu tư và năng suất chung của nền kinh tế có thể bị giảm sút hoặc không tăng theo đúng mục tiêu, kéo theo đó là tình trạng giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, thậm chí ngay trên thị trường nội địa. Một thách thức đặt ra với Việt Nam là gói kích cầu lớn so với tỷ lệ GDP và thâm hụt ngân sách.

Năm 2011 kinh tế thế giới được dự báo tiếp tục được phục hồi, song vẫn còn chứa đựng những bất ổn khó lường. Mức tăng trưởng của một số nền kinh tế lớn được dự báo đạt kết quả thấp hơn so với năm 2010. Những biến động của nền kinh tế thế giới nhất là những xu thế được hình thành trong năm 2010 (diễn biến trái chiều của các đồng tiền mạnh, thay đổi về tỷ giá ngoại tệ ở các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi khác và cuộc khủng hoảng nợ công ở một số nước trong khu vực EU, biến động chính trị ở Châu Phi và Trung Đông,...) sẽ có những tác động tới phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong năm 2011, nhất là đối với tỷ giá ngoại tệ, chính sách tiền tệ và giá cả, xuất nhập khẩu, đầu tư, lao động và việc làm.

Ngoài ra, với việc hội nhập quốc tế một mặt tạo ra nhiều cơ hội, một mặt tạo ra những thách thức lớn đối với nền kinh tế: Nguồn thu từ thuế nhập khẩu sẽ giảm dần do phải thi hành cắt giảm thuế quan theo các hiệp định và cam kết quốc tế của Việt Nam. Bên cạnh đó thị trường nội địa sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của thị trường ngoại nhập làm cho hàng loạt các doanh nghiệp có nguy cơ phá sản. Sự suy giảm nguồn thu sẽ phải được bù

đắp bằng nguồn thu khác ở những mức độ khác nhau. Điều này, gây khó khăn cho việc áp dụng các chính sách thuế thu nhập trong nước.

Cùng với sự phục hồi của kinh tế thế giới, giá cả hàng hóa và dịch vụ trên thế giới, đặc biệt là giá của các nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất tiếp tục có xu hướng tăng sẽ tác động làm tăng chi phí đầu vào, gây áp lực đến mặt bằng giá trong nước của Việt Nam. Chi phí đầu vào tăng cao là một trong những trở lực quan trọng khiến cho lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm đi, từ đó tỷ lệ thuế TNDN cũng giảm đi theo chiều tỷ lệ nghịch với chi phí đầu vào của các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và thực tiễn trên địa bàn Hà Nội Luận văn ThS. Luật (Trang 66 - 68)