Đối với các cơ quan chức năng và tổ chức có liên quan

Một phần của tài liệu Pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và thực tiễn trên địa bàn Hà Nội Luận văn ThS. Luật (Trang 103)

- Về công tác thanh tra, kiểm tra thuế:

2.3.4. Đối với các cơ quan chức năng và tổ chức có liên quan

- Một số ngành phối hợp với cơ quan thuế chưa thực sự tốt trong công tác cải cách hành chính, chưa áp dụng công nghệ mới trong công tác quản lý thuế nên việc thực hiện hiện đại hóa trên địa bàn không đồng bộ, hạn chế đến chất lượng. Tại các Chi cục Thuế địa phương, các cơ quan chức năng có liên quan như: công an, sở kế hoạch đầu tư, ngân hàng đôi lúc thiếu sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với cơ quan thuế trong việc cung cấp thông tin và áp dụng các biện pháp hỗ trợ để thu đầy đủ, kịp thời số thuế TNDN vào NSNN.

- Các giải pháp quản lý kinh tế xã hội chưa được đồng bộ để hỗ trợ cho công tác quản lý thuế: quản lý thanh toán không dùng tiền mặt, quản lý đăng kí kinh doanh... làm hạn chế kết quả trong công tác quản lý thuế. Trình độ hiểu biết chung về thuế, ý thức chấp hành pháp luật về thuế còn nhiều hạn chế, chưa thực sự tạo được dư luận mạnh mẽ lên án các hành vi trốn thuế, gian lận thuế thậm chí còn khá nhiều trường hợp thờ ơ với các hành vi gian lận thuế của người nộp thuế.

Để các quy định của pháp luật hiện hành được thực thi một cách hiệu quả đòi hỏi các chính sách pháp luật về thuế TNDN và các biện pháp quản lý thuế phải đơn giản, minh bạch, công khai dân chủ để nâng cao nhận thức của mọi thành viên trong xã hội nhằm tự giác tuân thủ các nghĩa vụ về thuế. Từ đó góp phần ổn định số thu cho NSNN, đảm bảo ổn định nền kinh tế đất nước.

Có thể nói những tồn tại trên là một trong những trở lực lớn của cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế. Để thực hiện nhiệm vụ: "thu đúng, thu đủ" thuế cho NSNN đòi hỏi ngành thuế phải có biện pháp khắc phục kịp thời những khó khăn trên.

Tóm lại, Chương 2 đã tập trung làm rõ hai vấn đề chính:

Một là, phân tích bối cảnh kinh tế xã hội của nước ta và tình hình kinh

tế xã hội tại địa bàn Hà Nội ảnh hưởng đến thực tiễn áp dụng pháp luật về thuế TNDN trên địa bàn Hà Nội.

Hai là, phân tích, đánh giá thực tiễn quá trình áp dụng pháp luật về

thuế TNDN hiện hành trên địa bàn Hà Nội qua hơn 3 năm thực hiện. Qua đó, khẳng định những kết quả đạt được trong quá trình áp dụng pháp luật về thuế TNDN trên địa bàn Hà Nội. Đồng thời phân tích những tồn tại về mặt chính sách pháp luật thuế TNDN và việc tổ chức quản lý thu thuế của cơ quan quản lý thuế làm cơ sở định hướng cho phương hướng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thuế TNDN trên địa bàn Hà Nội sẽ được làm rõ tại Chương 3.

Chương 3

Một phần của tài liệu Pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và thực tiễn trên địa bàn Hà Nội Luận văn ThS. Luật (Trang 103)