Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thuế

Một phần của tài liệu Pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và thực tiễn trên địa bàn Hà Nội Luận văn ThS. Luật (Trang 86)

- Thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ hoặc hoàn; thuế TNDN; thuế thu nhập cá nhân.

g) Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thuế

Trong những năm qua Cục thuế Hà Nội liên tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các khâu quản lý, trên cơ sở đó sẽ thực hiện tốt cải cách thủ tục hành chính. Toàn ngành thuế Hà Nội tiếp tục triển khai các ứng dụng đã có để phục vụ tốt công tác quản lý thuế. Ban lãnh đạo Cục Thuế đã xác định muốn quản lý thu thuế có hiệu quả đối với lượng doanh nghiệp và người nộp thuế lớn thì không thể không coi trọng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế. Đối trọng với áp lực của nhiệm vụ chống thất thu với yêu cầu ngày càng cao, Cục thuế Hà Nội đã chủ trương đổi mới phương pháp và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế.

Cục Thuế Hà Nội đặc biệt chú trọng công tác đào tạo tin học cho cán bộ thuế: từ năm 2008 trở về trước, Cục đều gửi cán bộ tham gia các lớp đào tạo tin học do Tổng cục thuế mở mỗi khi triển khai ứng dụng mới.

Năm 2009, Cục đã đào tạo tin học ứng dụng theo hướng chuyên sâu cho cán bộ thuế (bốn lớp tin học đào tạo cho 160 lãnh đạo cấp phòng và chi cục). Năm 2010 Cục đã tổ chức được 42 lớp tập huấn tin học ứng dụng cho 1.518 lượt cán bộ thuế, tập huấn ứng dụng kê khai thuế qua mạng cho hơn 8.000 lượt doanh nghiệp, phối hợp với Cục công nghệ đào tạo ứng dụng cho 240 lượt cán bộ của Văn phòng cục và 11 chi cục trực thuộc. Năm 2012 Cục thuế Hà Nội triển khai mô hình Cục cho 8 Chi cục Thuế của các huyện, thị xã: Ứng Hòa, Mỹ Đức, Thanh Oai, Phú Xuyên, Ba Vì, Phúc Thọ, Quốc Oai, Mê Linh, hỗ trợ xử lý vướng mắc cho 1.272 lượt yêu cầu

từ người dùng trong hệ thống thuế và 5.400 lượt yêu cầu từ người nộp thuế, hoàn thành việc xây dựng quy trình và hỗ trợ 29 Chi cục Thuế [21].

Cục thuế Hà Nội thường xuyên khảo sát tình hình sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin của cán bộ các Chi cục Thuế để xây dựng kế hoạch đào tạo kỹ năng khai thác ứng dụng cho cán bộ, thường xuyên hỗ trợ các phòng kết xuất dữ liệu để phục vụ các công tác của Cục: công tác kiểm toán, đánh giá doanh nghiệp trọng điểm tại Văn phòng Cục và 29 Chi cục thuế.

Thời gian qua, với những nỗ lực cố gắng, hệ thống công nghệ thông tin tại Cục thuế Hà Nội đã có bước tiến khá dài. Việc triển khai mạnh mẽ công nghệ thông tin ở hầu khắp các lĩnh vực quản lý thuế, mang lại nhiều lợi ích to lớn cho công tác quản lý, góp phần đưa nền hành chính thuế tiến dần tới hiện đại, khoa học và hiệu quả, giúp Cục Thuế Thủ đô giảm bớt được áp lực trước khối lượng công việc khổng lồ.

Các Chi cục Thuế đã chú trọng đầu tư phát triển ứng dụng công nghệ thông tin theo sát yêu cầu, quy trình, nghiệp vụ quản lý thuế, từng bước đáp ứng yêu cầu quản lý số lượng người nộp thuế tăng nhanh, cùng các yêu cầu về cải cách và hiện đại hóa quản lý thuế. Cục Thuế Hà Nội được Tổng cục Thuế ghi nhận là địa phương có nhiều bứt phá trong triển khai công nghệ thông tin mấy năm gần đây, thể hiện như: triển khai đồng bộ chương trình hiện đại hóa công tác thu nộp ngân sách; kết nối kho bạc - thuế - tài chính - hải quan tại 29 quận, huyện, thị xã; nổi bật là đơn vị dẫn đầu toàn quốc về triển khai ứng dụng nộp hồ sơ kê khai thuế qua mạng internet cho người nộp thuế

Qua việc triển khai thành công ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thu thuế TNDN, Cục Thuế Hà Nội đúc kết sáu bài học kinh nghiệm cơ bản về ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thu thuế:

Một là, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý thu thuế không

phải là trách nhiệm của riêng bộ phận tin học. Để tin học hóa trong công tác quản lý thuế, nghĩa là các quy trình công việc xử lý nghiệp vụ và quản lý điều hành phải dần được tin học hóa.

Hai là, cần tuyên truyền để lãnh đạo các cấp: phòng, chi cục, đội thuế

và chuyên viên nhận thức đúng về mục tiêu, tính hiệu quả và phương pháp giải quyết của ứng dụng công nghệ thông tin. Muốn phát triển ứng dụng công nghệ thông tin được tốt thì không chỉ là đầu tư hạ tầng, máy móc thiết bị hiện đại mà từng cán bộ thuế phải là một mắt xích, vừa có nhiệm vụ khai thác thông tin trên hệ thống để xử lý nghiệp vụ vừa có nhiệm vụ cập nhật thông tin đã được xử lý để chia sẻ thông tin với cán bộ khác liên quan.

Ba là, để bảo đảm cho phát triển hệ thống thông tin, cần bồi dưỡng

năng lực và tạo thói quen cho chuyên viên: Để từng cán bộ thuế thực hiện được đúng vai trò của mình vừa khai thác được thông tin trên hệ thống vừa cập nhật được thông tin xử lý thì trước hết cán bộ thuế phải có khả năng khai thác thông tin và phải có thói quen khai thác thông tin đồng thời phải thực hiện cập nhật thông tin để luôn luôn có thông tin mới.

Bốn là, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống cần

bảo đảm trang thiết bị hệ thống hạ tầng như: máy móc thiết bị, hệ thống mạng, các ứng dụng hỗ trợ thuận lợi để cán bộ thuế có thể thực hiện thuận tiện trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Năm là, triển khai được ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống

thuế cần phải có quy trình, quy chế cụ thể và sự chỉ đạo kiểm soát quyết liệt từ lãnh đạo các cấp để buộc các công chức thừa hành nhiệm vụ phải tuân thủ tạo thói quen thực hiện, hạn chế tính ngại khó, ngại khổ trong bước đầu thực hiện.

Sáu là, triển khai thành công mỗi chương trình, ứng dụng cần phải xây

dựng chương trình kế hoạch với lộ trình triển khai chi tiết, phân công phân nhiệm cụ thể. Giao đúng việc, đúng người tới từng cán bộ thuế, bộ phận trong đơn vị. Xác định rõ bộ phận đầu mối, chủ trì công việc, các bộ phận phối hợp triển khai, trách nhiệm của từng cán bộ thuế được giao phụ trách các mảng công việc. Xây dựng quy trình giải quyết công việc khoa học, hợp lý để tăng tính hiệu quả trong triển khai.

Một phần của tài liệu Pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và thực tiễn trên địa bàn Hà Nội Luận văn ThS. Luật (Trang 86)