Về hình thức bảo lãnh vô điều kiện

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo lãnh thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (Trang 90 - 91)

- Rủi ro do lừa đảo và giả mạo

3.2.4. Về hình thức bảo lãnh vô điều kiện

Bảo lãnh theo yêu cầu hay còn gọi là bảo lãnh vô điều kiện là một dạng bảo lãnh tiên tiến, thể hiện triệt để tính độc lập và thanh toán theo chứng từ của bảo lãnh. Do sự ưu việt và tiện dụng nên bảo lãnh theo yêu cầu ngày càng được các doanh nghiệp ưu chuộng. Tuy nhiên hiện nay các quy định pháp luật về bảo lãnh vô điều kiện tại Việt Nam còn chưa rõ ràng, quan điểm của các cơ quan áp dụng pháp luật như Tòa án vẫn còn cứng nhắc và không xác định được rõ tính độc lập của bảo lãnh ngân hàng khi yêu cầu bên thụ hưởng phải xuất trình các tài liệu chứng minh bên được bảo lãnh chưa thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh để xác định sự kiện phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh của ngân hàng. Như vậy, theo quan điểm của một số của Tòa án Việt Nam hiện nay, bảo lãnh thanh toán ngân hàng chỉ là nghĩa vụ phái sinh từ giao dịch gốc, khi bên được bảo lãnh không tự thực hiện được nghĩa vụ của mình thì bên thụ hưởng mới có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện thay theo cam kết bảo lãnh. Việc thực hiện theo quy định này đang dẫn đến hạn chế cho các ngân hàng cũng như Tòa án trong quá trình áp dụng pháp luật, đó là:

+ Bên thụ hưởng sẽ rất khó khăn trong việc yêu cầu ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

+ Quyền lợi cũng như uy tín của ngân hàng với tư cách là ngân hàng bảo lãnh có thể bị ảnh hưởng do bảo lãnh thanh toán phát hành trở nên kém an toàn và không bảo vệ được quyền lợi của bên nhận bảo lãnh.

+ Ngân hàng tự ràng buộc thêm trách nhiệm của mình, đó là phải xem xét tính đúng đắn của các tài liệu do bên thụ hưởng cung cấp và chứng minh

lỗi của bên được bảo lãnh. Việc này sẽ dẫn đến việc ngân hàng liên đới chịu trách nhiệm nếu có tranh chấp xảy ra.

Do đó, để thúc đẩy sự phát triển của hoạt động bảo lãnh thanh toán, tạo niềm tin cho khách hàng khi sử dụng hình thức này và tạo khung pháp lý rõ ràng hơn cho các chủ thể trong hoạt động áp dụng pháp luật, tác giả đề xuất các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng quy chế riêng về bảo lãnh vô điều kiện (bảo lãnh theo yêu cầu), đảm bảo phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế.

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo lãnh thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)