Tình hình triển khai hoạt động bảo lãnh thanh toán tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân đội (MB)

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo lãnh thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (Trang 32 - 36)

hàng thƣơng mại cổ phần Quân đội (MB)

Từ năm 2005 đến nay, nghiệp vụ bảo lãnh đã được quan tâm chú trọng phát triển và trở thành nghiệp vụ kinh doanh thu dịch vụ chính của ngân hàng thương mại nói chung và MB nói riêng. Doanh số bảo lãnh thanh toán không ngừng tăng với chất lượng được nâng cao, đối tượng khách hàng có nhu cầu bảo lãnh cũng tăng nhanh chóng. Bên cạnh việc thúc đẩy dịch vụ bảo lãnh thanh toán cho khách hàng, MB còn có thể sử dụng khoản vốn phát sinh từ tài khoản ký quỹ của khách hàng, tạo điệu kiện tăng hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng.

Về số dư bảo lãnh

Là ngân hàng được phép thực hiện bảo lãnh nước ngoài nên số dư bảo lãnh của MB gồm số dư bảo lãnh phát hành mà bên nhận bảo lãnh là tổ chức, cá nhân trong nước (bảo lãnh trong nước) và số dư bảo lãnh phát hành mà bên nhận bảo lãnh là tổ chức, cá nhân ở nước ngoài (bảo lãnh nước ngoài).

Đối với bảo lãnh nước ngoài, loại tiền bảo lãnh thường là các loại ngoại tệ mạnh như USD, EUR,... Trong một số trường hợp có thể sử dụng một số đồng ngoại tệ theo yêu cầu của bên thụ hưởng. Các số liệu được sử dụng trong luận văn này được lấy theo giá trị quy đồng Việt Nam (VND) theo tỷ giá báo cáo MB sử dụng tại thời điểm cuối mỗi năm.

Bảng 2.1: Số dư bảo lãnh thanh toán từ năm 2008 - 2011

Đơn vị tính: triệu đồng

2008 2009 2010 2011

Số dư bảo lãnh thanh toán 299.613 419.339 2.934.622 4.898.360 Số dư bảo lãnh thanh toán trong nước 203.737 255.797 1.702.081 2.547.147 Số dư bảo lãnh thanh toán nước ngoài 95.876 163.542 1.232.541 2.351.213

Nguồn: Báo cáo tài chính của MB năm 2008, 2009, 2010 và 2011.

Biểu đồ 2.2: Số dư và cơ cấu bảo lãnh từ năm 2005 - 2008

Đơn vị tính: triệu đồng 0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000 2008 2009 2010 2011

số dư bảo lãnh thanh toán nước ngoài số dư bảo lãnh trong nước

Biểu đồ 2.1: Số dư và cơ cấu bảo lãnh từ năm 2005 - 2008

Nguồn: Báo cáo tài chính của MB năm 2008, 2009, 2010 và 2011.

Số liệu về số dư bảo lãnh vào thời điểm cuối năm 2008, 2009 và 2010, 2011 cho thấy hoạt động bảo lãnh tại MB có sự tăng trưởng qua các năm và năm sau đều cao hơn năm trước. Tại thời điểm cuối năm 2008, số dư bảo lãnh thanh toán là 299.613 triệu đồng, đến cuối năm 2009 đã tăng xấp xỉ gấp đôi là 419.339 triệu đồng và tiếp tục tăng trưởng theo đà này trong các năm 2010, 2011, tương ứng là 2155, 4.898.360 triệu đồng. Tương ứng với đó, số dư bảo lãnh trong nước cũng như bảo lãnh nước ngoài liên tục có sự gia tăng theo từng năm. Số dư bảo lãnh trong nước đã tăng từ 203.737 triệu đồng vào cuối năm 2008

lên đến 2.547147 triệu đồng cuối năm 2011, tăng hơn 12 lần sau 4 năm. Cùng với đó, số dư bảo lãnh nước ngoài cũng tăng từ 75.040 triệu đồng tại thời điểm cuối năm 2008 lên 163.542 triệu đồng vào cuối năm 2009, 1.261.888 triệu cuối năm 2010 và đến cuối năm 2011 đã đạt 2.351.213 triệu đồng.

Về cơ cấu, bảo lãnh trong nước vẫn chiếm tỷ trọng cao, từ 50% - 65% tổng số dư bảo lãnh, phần còn lại là bảo lãnh nước ngoài. Tuy nhiên trong thời gian 4 năm vừa qua, tỷ trọng bảo lãnh nước ngoài liên tục gia tăng, từ 32% vào cuối năm 2008 lên 39% vào cuối năm 2009 và đạt 48% vào cuối năm 2011.

Có thể thấy hoạt động bảo lãnh thanh toán cũng như uy tín trên thị trường của MB không ngừng tăng lên và củng cố. Các doanh nghiệp tại Việt Nam và quốc tế đã và đang đánh giá cao về uy tín cũng như về chất lượng dịch vụ bảo lãnh nói chung và bảo lãnh thanh toán nói riêng của MB.

Về nguồn thu từ phí bảo lãnh

Phí bảo lãnh nói chung và bảo lãnh thanh toán nói riêng là một trong những nguồn thu quan trọng của MB trong nhóm doanh thu dịch vụ và góp phần đa dạng hóa cơ cấu doanh thu. Trong những năm gần đây, nguồn thu này ngày càng được ngân hàng này quan tâm bên cạnh nguồn thu từ lãi của hoạt động cho vay truyền thống.

Bảng 2.2: Doanh thu phí bảo lãnh từ năm 2008 - 2011

Đơn vị tính: triệu đồng

2008 2009 2010 2011

Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh 76.191 110.718 208.622 373.347 Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh thanh toán 6.154 7.750 60.500 141.872 Tỷ trọng doanh thu phí bảo lãnh thanh toán

trong doanh thu phí bảo lãnh

8% 7% 29% 38%

Đơn vị tính: triệu đồng 0 100 200 300 400 2008 2009 2010 2011

doanh thu từ bảo lãnh thanh toán

doanh thu từ hoạt động bảo lãnh

doanh thu từ bảo lãnh thanh toán

doanh thu từ hoạt động bảo lãnh

Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng doanh thu phí bảo lãnh thanh toán trong tổng doanh thu phí dịch vụ bảo lãnh ngân hàng

Nguồn: Báo cáo tổng kết của MB năm 2005, 2006, 2007 và 2008.

Từ các số liệu trên cho thấy từ năm 2008 đến năm 2011 doanh thu từ phí của hoạt động bảo lãnh có sự gia tăng liên tục qua các năm, cả về giá trị lẫn tỷ trọng trong doanh thu phí dịch vụ. Năm 2008, doanh thu từ phí bảo lãnh chỉ có 76.191 triệu đồng, đến năm 2009 đã tăng lên 110.718 triệu đồng và đạt doanh thu gấp hai và 3 lần trong hai năm tiếp theo, với doanh thu tương ứng là 208.622 và 373.347 triệu đồng.

Cùng với đó, tỷ trọng doanh thu phí bảo lãnh thanh toán trong doanh thu phí dịch vụ bảo lãnh ngân hàng cũng tăng lên tương ứng, từ 8% trong năm 2008 có giảm một chút vào năm 2009 là 7% và ngày một tăng lên vào các năm 2010 là 29% và 38 % vào năm 2011. Xu hướng tăng trưởng này thể hiện nhu cầu bảo lãnh thanh toán của các doanh nghiệp trong nên kinh tế ngày càng tăng lên về cả số lượng và chất lượng. Hơn nữa là uy tín, vị trí trên thị trường tài chính Việt Nam của MB ngày càng được cải thiện, được các doanh nghiệp trong và ngoài nước tin tưởng hơn nữa. Bên cạnh đó, sự thay đổi phí bảo lãnh thanh toán của MB luôn thay đổi theo hướng giảm phí nhằm cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác và tạo động lực thu hút khách hàng nhiều hơn đối với dịch vụ này.

Trên cơ sở những thành tựu và kết quả đạt được trong quá trình triển khai hoạt động bảo lãnh thanh toán trong những năm vừa qua, có thể thấy rõ vai trò của hoạt động này trong hoạt động chung của ngân hàng, cụ thể:

- Hoạt động bảo lãnh thanh toán góp phần nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng. Việc cung cấp dịch vụ bảo lãnh thanh toán là một trong các dịch vụ đem lại lợi ích trực tiếp cho MB thông qua phí bảo lãnh. Khác với các dịch vụ tín dụng khác, MB không phải bỏ ra chi phí đầu vào cho các khoản bảo lãnh thanh toán mà vẫn thu được phí bảo lãnh từ khách hàng (nếu không xảy ra rủi ro trong quá trình bảo lãnh). Phí bảo lãnh đóng góp vào lợi nhuận một khoản không nhỏ, chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng phí dịch vụ của MB hiện nay. Ngoài ra các khoản ký quỹ của khách hàng (hiện nay tối thiểu là... giá trị món bảo lãnh) cũng là nguồn vốn quan trọng mà MB có thể tận dụng để quay vòng cho các hoạt động khác.

- Ngoài việc đem lại một khoản thu nhập thì nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng còn góp phần không nhỏ trong việc mở rộng quan hệ của MB với khách hàng. Đội ngũ cán bộ ngân hàng trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia quá trình cấp bảo lãnh thanh toán cho khách hàng có trình độ không ngừng nâng cao, quy trình thẩm định hồ sơ tiện lợi, nhanh chóng và an toàn đã tạo niềm tin cho khách hàng và thu hút khách hàng sử dụng các dịch vụ tín dụng tại MB và cả các khách hàng mới.

- Hơn nữa, bằng việc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nghĩa vụ đã cam kết, bảo lãnh góp phần nâng cao uy tín và tăng cường quan hệ của MB trên thị trường đặc biệt là thị trường quốc tế. Thông qua bảo lãnh ngân hàng tạo được thế mạnh, uy tín giúp tăng khách hàng và lợi nhuận.

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo lãnh thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)