- Rủi ro do lừa đảo và giả mạo
2.2.3.7. Giới hạn bảo lãnh thanh toán
Hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam vẫn đang tồn tại những mâu thuẫn liên quan đến vấn đề giới hạn bảo lãnh ngân hàng. Cụ thể: Điều 8 Thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn của các tổ chức tín dụng như sau:
- Tổng số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng đó;
- Tổng mức cho vay và bảo lãnh cho một khách hàng tại tổ chức tín dụng không vượt quá 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng đó tại từng thời kỳ.
- Tổng mức cho vay và bảo lãnh đối với một nhóm khách hàng tại tổ chức tín dụng không vượt quá 60% vốn tự có của tổ chức tín dụng đó tại từng thời kỳ.
Tuy nhiên, theo Luật các tổ chức tín dụng 2010 Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 28/2012/TT-NHNN, do nghiệp vụ bảo lãnh thanh toán ngân hàng cũng là một hình thức cấp tín dụng và chịu những giới hạn về bảo đảm an toàn tín dụng của pháp luật, theo đó:
- Tổng mức dư nợ cấp tín dụng (bao gồm bảo lãnh và các hoạt động cấp tín dụng khác) đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại;
- Tổng mức dư nợ cấp tín dụng (bao gồm bảo lãnh và các hoạt động cấp tín dụng khác) đối với một khách hàng và người liên quan không vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng thương mại.
Trên thực tế, việc áp dụng quy định pháp luật về giới hạn an toàn trong hoạt động bảo lãnh đang được tiến hành trên cơ sở tuân thủ các quy
định của Luật các tổ chức tín dụng 2010, thông tư 28/2012/TT-NHNN. Mặc dù các quy định về giới hạn an toàn tại thông tư 13/2010/TT-NHNN vẫn chưa bị hủy bỏ/thay thế nhưng Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 có giá trị pháp lý cao hơn và theo nguyên tắc áp dụng pháp luật thì văn bản quy phạm pháp luật nào có giá trị pháp lý cao hơn thì áp dụng.