- Rủi ro do lừa đảo và giả mạo
2.2.3.2. Bảo lãnh thanh toán cho đối tượng là người không cư trú
Thông tư 28/2012/TT-NHNN có hiệu lực ngày 02/12/2012 đã tạo cơ chế pháp lý cho các tổ chức tín dụng nói chung và Ngân hàng TMCP Quân
đội nói riêng mở rộng phạm vi khách hàng đối với đối tượng là người không cư trú, cụ thể:
- Là các doanh nghiệp thành lập và hoạt động tại nước ngoài có vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam dưới hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài để thực hiện các dự án, phương án sản xuất kinh doanh phù hợp với phạm vi hoạt động hợp pháp của bên được bảo lãnh; hoặc
- Bên nhận bảo lãnh là người cư trú, hoặc;
- Bên được bảo lãnh thực hiện ký quỹ đủ 100% giá trị bảo lãnh.
- Các trường hợp khác nếu được sự chấp thuận bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước [11].
Để có thể thực hiện cung ứng dịch vụ bảo lãnh thanh toán cho người không cư trú, Ngân hàng TMCP Quân đội trong thời gian vừa qua phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Thực hiện các thủ tục xin phép Ngân hàng Nhà nước cho phép kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường quốc tế và thị trường trong nước, trong đó có hoạt động bảo lãnh bằng ngoại tệ. Đây là yêu cầu mới của Ngân hàng Nhà nước buộc các tổ chức tín dụng muốn thực hiện bảo lãnh bằng ngoại tệ thì phải có giấy phép cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường trong nước và nước ngoài theo quy định tại Điều 4 Thông tư này: "việc phát hành bảo lãnh bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng phải phù hợp với phạm vi kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế" [11]. Tuy nhiên hiện nay Ngân hàng TMCP Quân đội vẫn chưa được cấp loại giấy phép này và đang tiến hành các thủ tục theo quy định và yêu cầu của Ngân hàng nhà nước.
- Trong thời hạn 6 tháng liền kề trước thời điểm xem xét thực hiện bảo lãnh cho tổ chức là người không cư trú, Ngân hàng TMCP Quân đội
không bị xử phạt vi phạm hành chính các quy định về quản lý ngoại hối các quy định về quản lý ngoại hối, quy định về hạn chế cấp tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng 2010.
- Thực hiện xây dựng các quy định nội bộ và quản trị rủi ro trong hoạt động bảo lãnh đối với người không cư trú và phương án kiểm soát, xử lý rủi ro trong bảo lãnh đối với người không cư trú. Hiện nay Ngân hàng TMCP Quân đội đã ban hành Quy chế nội bộ về bảo lãnh ngân hàng, Quy trình nội bộ về thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng. Quy chế bảo lãnh nội bộ là một bộ cẩm nang hướng dẫn về quy định chung liên quan đến hoạt động bảo lãnh nói chung và bảo lãnh thanh toán nói riêng của MB và đưa ra những hướng dẫn về thao tác, tác nghiệp cụ thể cho cán bộ, nhân viên MB tiến hành thực hiện dịch vụ bảo lãnh cho Khách hàng, bắt đầu từ khâu nhận yêu cầu bảo lãnh, đến khâu xem xét thẩm định khách hàng và tiến hành phát hành bảo lãnh cho nhu cầu bảo lãnh của mọi đối tượng khách hàng và xử lý trong trường hợp phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh của ngân hàng.
Bên cạnh việc phải đáp ứng các quy định và điều kiện theo Thông tư 28/2012/TT-NHNN như đã nêu trên, để cấp bảo lãnh cho người không cư trú Ngân hàng TMCP Quân đội còn phải tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc bảo lãnh ra nước ngoài theo Thông tư 37/2013/TT-NHNN, cụ thể:
- Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, Ngân hàng TMCP Quân đội gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Vụ Quản lý Ngoại hối - Ngân hàng Nhà nước một (01) bộ hồ sơ đăng ký khoản thu hồi bảo lãnh nước ngoài, trong đó có các điều kiện cơ bản của khoản thu hồi nợ bảo lãnh như: hạn mức bảo lãnh, số tiền đã bảo lãnh, mục đích bảo lãnh, lãi suất thu hồi nợ, lãi phạt, phí, kế hoạch thu hồi nợ; tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ tài khoản và các nội dung khác liên quan đến khoản thu hồi nợ bảo lãnh. Sở dĩ Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện đăng ký thu hồi nợ bảo lãnh trong vòng 15
ngày làm việc sau khi bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh là do hoạt động bảo lãnh có một số tính chất đặc thù sau:
+ Ở thời điểm ký thỏa thuận bảo lãnh, chưa phát sinh việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, bên bảo lãnh không có thông tin về số tiền bảo lãnh, kế hoạch thu hồi nợ bảo lãnh; không đảm bảo nội dung của văn bản xác nhận đăng ký khoản thu hồi nợ bảo lãnh của Ngân hàng Nhà nước.
+ Việc bảo lãnh ngân hàng là nghiệp vụ thường xuyên trong hoạt động ngân hàng, giá trị các khoản bảo lãnh đa dạng, việc quy định đăng ký ở thời điểm ký thỏa thuận bảo lãnh không mang nhiều ý nghĩa quản lý, làm tăng khối lượng công việc sự vụ và thủ tục hành chính cho Ngân hàng nhà nước và tổ chức tín dụng.
+ Việc đăng ký khoản thu hồi nợ vẫn đảm bảo mục tiêu quản lý là giám sát dòng tiền chuyển ra nước ngoài để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh và thu hồi nợ bảo lãnh vì đối với tổ chức tín dụng, việc cấp bảo lãnh, thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh là một hoạt động thường xuyên nên bản thân các tổ chức tín dụng này cũng phải tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, các cơ chế theo dõi, giám sát từ xa, giám sát tại chỗ…
- Ngân hàng TMCP Quân đội thực hiện báo cáo Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo thông tin theo quy định của Ngân hàng Nhà nước từng thời kỳ.
Theo số liệu thống kê, sau khi thông tư 28/2012/TT-NHNN có hiệu lực cho phép bảo lãnh cho người không cư trú, số lượng các giao dịch bảo lãnh cho người không cư trú của MB đã tăng lên đáng kể lên 568 giao dịch (tính đến hết năm 2013 theo Báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Quân đội 2013), tập trung chủ yếu ở các đối tượng là các doanh nghiệp ở nước ngoài do các tổ chức kinh tế của Việt Nam đầu tư trực tiếp. Tuy nhiên, đối với việc bảo lãnh bằng đồng ngoại tệ, ngày 15/2/2013 Ngân hàng TMCP Quân đội đã gửi công văn xin ý kiến của Ngân hàng Nhà nước và được hướng dẫn để thực
hiện các thủ tục xin cấp cấp giấy phép cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường quốc tế, trong đó có hoạt động bảo lãnh bằng ngoại tệ.