- Rủi ro do lừa đảo và giả mạo
2.2.2.1. Các văn bản quy phạm pháp luật trong nước quy định về bảo lãnh thanh toán ngân hàng
bảo lãnh thanh toán ngân hàng
Bộ luật Dân sự
Bộ luật Dân sự ngày 14/06/2005, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006, là Bộ luật Dân sự hiện hành điều chỉnh các quan hệ dân sự, trong đó có bảo lãnh. Trong bộ luật này, từ Điều 361 đến Điều 371 quy định các vấn đề liên quan đến bảo lãnh, như: khái niệm, hình thức bảo lãnh, phạm vi bảo lãnh, quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh, việc hủy bỏ, chấm dứt bảo lãnh... Đây là văn bản pháp luật hiện hành quy định các vấn đề chung nhất về bảo lãnh. Các vấn đề về bảo lãnh ngân hàng nếu chưa được quy định tại văn bản pháp luật nào khác thì sẽ được điều chỉnh theo Luật này.
Luật thương mại
Luật Thương mại ngày 14/06/2005, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006, có một số quy định liên quan đến bảo lãnh. Các loại bảo lãnh được đề cập đến là bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, các quy định
này chỉ sơ lược về các loại bảo lãnh này như là biện pháp bảo đảm dự thầu và bảo đảm thực hiện hợp đồng và không quy định cụ thể.
Luật các Tổ chức tín dụng
Luật Các tổ chức tín dụng ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 15/6/2004 là văn bản pháp lý hiện hành điều chỉnh các hoạt động của tổ chức tín dụng. Đây là luật chuyên ngành, quy định các vấn đề liên quan đến hoạt động của tổ chức tín dụng, trong đó có bảo lãnh ngân hàng. Luật này quy định khá cụ thể về khái niệm, quyền và nghĩa vụ của ngân hàng bảo lãnh, nghĩa vụ của bên được bảo lãnh và một số quy định khác.
Quy chế Bảo lãnh ngân hàng kèm theo Quyết định số26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/06/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Các quy định của pháp luật về bảo lãnh ngân hàng được cụ thể hóa trong quy chế bảo lãnh ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành. Hiện nay, quy chế đang được áp dụng là Quy chế Bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/06/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, gồm 4 chương với 32 điều. Đây là văn bản pháp luật quy định một cách cụ thể nhất về bảo lãnh ngân hàng hiện nay. Một số quy định của Quy chế bảo lãnh ngân hàng này là:
+ Chỉ các tổ chức tín dụng được phép thực hiện thanh toán quốc tế mới được thực hiện bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác mà người nhận bảo lãnh là tổ chức, cá nhân nước ngoài.
+ Tổ chức tín dụng không được bảo lãnh cho những người sau đây: thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát, tổng giám đốc (giám đốc), phó tổng giám đốc (phó giám đốc) của tổ chức tín dụng; cán bộ, nhân viên của tổ chức tín dụng đó thực hiện thẩm định, quyết định bảo lãnh; bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát, tổng giám đốc (giám đốc), phó tổng giám đốc (phó giám đốc).
+ Giới hạn bảo lãnh: tổng số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng; tổng số dư bảo lãnh của chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng nước ngoài.
Thông tư 28/2012/TT-NHNN ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về bảo lãnh ngân hàng
Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/12/2012 thay thế Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/06/2006 của NHNN về việc ban hành Quy chế bảo lãnh ngân hàng.
Đối tượng áp dụng của thông tư bao gồm tổ chức tín dụng (ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã và công ty tài chính); Chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương trong thời gian chưa chuyển đổi thành ngân hàng hợp tác xã thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh theo quy định đối với ngân hàng hợp tác xã và các tổ chức (bao gồm tổ chức tín dụng nước ngoài trong trường hợp đồng bảo lãnh), cá nhân có liên quan đến nghiệp vụ bảo lãnh.
Đối với quy định về quản lý ngoại hối trong bảo lãnh ngân hàng, thông tư nêu rõ: Việc phát hành bảo lãnh bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải phù hợp với phạm vi kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện bảo lãnh bằng ngoại tệ cho tổ chức, cá nhân là người cư trú đối với nghĩa vụ bảo lãnh phát sinh từ giao dịch hợp pháp bằng ngoại tệ.
Về phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh, bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ các nghĩa vụ sau đây của bên được bảo lãnh, cụ thể: (i) Nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi vay và các chi phí khác có liên quan đến khoản vay; (ii) Nghĩa vụ thanh toán tiền mua vật tư, hàng hóa, máy móc, thiết bị và các khoản chi
phí thực hiện dự án hoặc phương án đầu tư, sản xuất, kinh doanh, hoặc dịch vụ đời sống; (iii) Nghĩa vụ thanh toán các khoản thuế, phí, các nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước; (iv) Nghĩa vụ khi tham gia dự thầu; (v) Nghĩa vụ trong thực hiện hợp đồng, bảo đảm chất lượng sản phẩm, nhận và hoàn trả tiền ứng trước; (vi) Các nghĩa vụ hợp pháp khác do các bên thỏa thuận.
Ngoài ra, thông tư cũng quy định chi tiết về các nội dung khác như: Những trường hợp không được bảo lãnh, hạn chế bảo lãnh và thực hiện giới hạn cấp tín dụng; xác định số dư bảo lãnh trong thực hiện quy định về giới hạn cấp tín dụng; bảo lãnh đối với tổ chức là người không cư trú; thẩm quyền ký hợp đồng cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh; phí bảo lãnh; thời hạn bảo lãnh; đồng bảo lãnh; quy định nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về bảo lãnh…
Do thông tư này mới ra đời nên hiện nay các quy định nội bộ của MB về bảo lãnh thanh toán chưa được sửa đổi, hiệu chỉnh cho phù hợp với thông tư mới. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện dịch vụ bao thanh toán cho khách hàng, MB vẫn phải tuân thủ các quy định của thông tư này kể từ ngày 02/12/2012.