Chức năng của bảo lãnh thanh toán

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo lãnh thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (Trang 26 - 27)

Với những đặc tính nổi trội và sự ưu việt vốn có, công dụng của bảo lãnh thanh toán được thể hiện qua ba chức năng chính sau:

- Chức năng bảo đảm, hạn chế rủi ro:

Có thể khẳng định đây là chức năng quan trọng nhất của bảo lãnh thanh toán trong việc đảm bảo chắc chắn cho quyền lợi của người thụ hưởng sẽ luôn nhận được khoản bồi thường do hành vi không thực hiện nghĩa vụ thanh toán của người có nghĩa vụ gây ra.

- Chức năng tài trợ:

Trong một số trường hợp đặc biệt đòi hỏi bên tiến hành phải thực hiện công việc trong thời gian dài, với số vốn đầu tư lớn điều này đồng nghĩa với nguy cơ xảy ra rủi ro là rất lớn và khả năng thu hồi vốn chậm. Để đảm bảo nhu cầu tài chính họ sẽ tìm đến các ngân hàng yêu cầu đứng ra bảo lãnh ngân hàng cho mình. Trong các giao dịch mua bán ngoại thương, bảo lãnh thanh toán của ngân hàng luôn được xem như tấm Giấy thông hành cho doanh nghiệp trong các hoạt động mua bán trả chậm. Với vai trò như vậy, bảo lãnh ngân hàng đã trở thành công cụ tài trợ có nhiều tác động tích cực trong việc thúc đẩy các giao dịch về vốn, các giao dịch kinh doanh, đặc biệt là các giao dịch mua bán ngoại thương.

- Chức năng đốc thúc thực hiện ngân hàng theo hợp đồng:

Trong thời hạn bảo lãnh, một mặt khách hàng luôn phải chịu sự kiểm tra giám sát của bên bảo lãnh, mặt khác luôn phải chịu áp lực của việc bồi hoàn bảo lãnh trong trường hợp họ vi phạm và đã được bên bảo lãnh đứng ra thực hiện thay nghĩa vụ.

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo lãnh thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (Trang 26 - 27)