Quy trình áp dụng pháp luật

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo lãnh thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (Trang 29 - 30)

Quy trình áp dụng pháp luật là trình tự, thủ tục tiến hành các hoạt động có mối liên hệ hữu cơ, thống nhất với nhau do các chủ thể có quyền thực hiện nhằm thực hiện hóa nội dung các quy định pháp luật trong đời sống khi giải quyết các vụ việc pháp lý cụ thể [42].

Quy trình áp dụng pháp luật có các đặc điểm cơ bản sau:

- Quy trình áp dụng pháp luật do pháp luật quy định:

Áp dụng pháp luật là một hoạt động mang tính quyền lực nhà nước. Tòa bộ các hoạt động, các bước (giai đoạn) của quy trình áp dụng pháp luật do pháp luật quy định. Các hoạt động trong quá trình áp dụng pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất với nhau. Điều đó đòi hỏi có chủ thể có

thẩm quyền áp dụng pháp luật chỉ được thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong khuôn khổ quy định của pháp luật, các chủ thể khác có liên quan đến việc áp dụng pháp luật cũng không thể tùy tiện tiến hành các hoạt động trái hoặc không được pháp luật cho phép [5].

- Quy trình áp dụng pháp luật chịu sự điều chỉnh của nội dung và tính chất của vụ việc cần giải quyết

Khi áp dụng pháp luật, chủ thể có thẩm quyền áp dụng phải xác định được nội dung và tính chất của vụ việc cần giải quyết rồi trên cơ sở đó mới có thể lựa chọn đúng quy trình cần tiến hành. Nghĩa là không thể tùy tiện lấy thủ tục áp dụng dụng pháp luật trong lĩnh vực này để tiến hành cho lĩnh vực khác. - Tham gia quy trình áp dụng pháp luật luôn có một chủ thể nhân danh nhà nước được được phép sử dụng quyền lực nhà nước để tiến hành hoạt động áp dụng pháp luật.

Thực chất của áp dụng pháp luật là quá trình thể chế hóa quyền lực nhà nước để điều chỉnh sự kiện cụ thể. Chính vì thế, tham gia quy trình áp dụng pháp luật luôn luôn có mặt chủ thể nhân danh nhà nước hoặc được phép sử dụng quyền lực nhà nước trực tiếp tiến hành và có quyền đưa ra quyết định trong quá trình áp dụng pháp luật để giải quyết vụ việc cụ thể. Chủ thể đó chủ yếu là các cơ quan, tổ chức nhà nước hoặc các cá thể do các cơ quan, tổ chức được nhà nước cho phép hoặc trao quyền tiến hành [42].

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo lãnh thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (Trang 29 - 30)