- Rủi ro do lừa đảo và giả mạo
2.2.3.1. Thẩm quyền thực hiện hoạt động bảo lãnh thanh toán của Ngân hàng TMCP Quân độ
Ngân hàng TMCP Quân đội
Mặc dù các quy phạm pháp luật về bảo lãnh thanh toán hiện hành của Việt Nam đã quy định rõ quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể tham gia,
song trong một số trường hợp các chủ thể này không thể tự mình thực hiện được các quyền và nghĩa vụ đó mà cần có sự can thiệp của nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tại Ngân hàng TMCP Quân đội hiện nay, việc áp dụng pháp luật đối với trường hợp này thường phát sinh ở công tác xin cấp các loại giấy phép hoạt động, trong đó có hoạt động bảo lãnh.
Điều 90 Luật các tổ chức tín dụng 2010 quy định:
1. Ngân hàng Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể phạm vi, loại hình, nội dung hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác của tổ chức tín dụng trong Giấy phép cấp cho từng tổ chức tín dụng.
2. Tổ chức tín dụng không được tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh nào ngoài các hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác ghi trong Giấy phép được Ngân hàng Nhà nước cấp cho tổ chức tín dụng [29].
Theo quy định này, để thực hiện cung cấp nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng, trong đó có nghiệp vụ bảo lãnh thanh toán, các tổ chức tín dụng phải thực hiện các thủ tục theo quy định để được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận và ghi nhận trên giấy phép kinh doanh. Hiện nay, trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân đội số 060297 do Uỷ ban kế hoạch cấp ngày 30/09/1994, sửa đổi lần thứ 35 ngày 04/12/2013, các ngành nghề được phép hoạt động bao gồm và các hoạt động như cho vay, bao thanh toán, nhận tiền gửi … và các nghiệp vụ ngân hàng khác được Thống đốc cho phép từng thời kỳ. Mặc dù Ngân hàng TMCP Quân đội đã triển khai cung cấp dịch vụ bảo lãnh thanh toán ngay từ những ngày đầu thành lập, tuy nhiên nếu xét trên quy định tại Điều 90 của Luật các tổ chức tín dụng, Ngân hàng TMCP Quân đội vẫn chưa có đầy đủ điều kiện để thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng.