Về thời hạn kiểm tra chứng từ và thông báo từ chố

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo lãnh thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (Trang 88 - 90)

- Rủi ro do lừa đảo và giả mạo

3.2.3.Về thời hạn kiểm tra chứng từ và thông báo từ chố

Ðiều 20 Thông tư 28/2012/TT-NHNN quy định về việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh như sau:

Chậm nhất sau 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày bên nhận bảo lãnh xuất trình đầy đủ bộ hồ sơ đề nghị thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh có trách nhiệm

thực hiện đầy đủ, đúng nghĩa vụ bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối [11].

Quy định trên có phần khác với URDG 758. URDG 758 chốt thời hạn kiểm tra chứng từ, trong khi Thông tư 28/2012/TT-NHNN chốt thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Về việc thông báo từ chối, có thể hiểu ngầm rằng thông báo từ chối phải được thực hiện trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày bên nhận bảo lãnh xuất trình đầy đủ bộ hồ sơ đề nghị thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Tuy nhiên, điều này không được Thông tư 28 quy định rõ.

URDG 758 quy định nếu bên bảo lãnh từ chối yêu cầu đòi tiền thì phải gửi một thông báo duy nhất nêu rõ:

(i) bên bảo lãnh từ chối yêu cầu đòi tiền; và

(ii) từng bất hợp lệ mà căn cứ vào đó bên bảo lãnh từ chối [45]. Trên thực tế hiện nay, việc quy định cứng thời gian thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của Ngân hàng theo Thông tư 28/2012/TT-NHNN đang gây ra một số khó khăn cho MB cũng như các ngân hàng khác tại Việt Nam. Hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam hiện nay vẫn có thói quen phát hành thư bảo lãnh có điều kiện, tức là ngân hàng có trách nhiệm xác minh việc vi phạm nghĩa vụ của Bên được bảo lãnh. Trong khi đó, khi phát sinh sự kiện bảo lãnh, các bên tham gia giao dịch chính thường rơi vào các trường hợp tranh chấp, nếu quy định trong vòng 05 ngày nhận được đầy đủ hồ sơ của Bên nhận bảo lãnh, ngân hàng phải quyết định có thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh hay không là rất rủi ro cho ngân hàng. Thực tế, hầu hết các ngân hàng hiện nay đều không đáp ứng được yêu cầu này do việc giải quyết tranh chấp giữa các bên thường kéo dài lâu thì mới ngã ngũ được là Bên được bảo lãnh có vi phạm nghĩa vụ thanh toán hay không để ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Do đó, để hạn chế rủi ro trên và tạo điều kiện cho các ngân hàng thực hiện nghĩa vụ của mình đúng hạn, không vi phạm các quy định của pháp luật, tác giả đề xuất Ngân hàng nhà nước nên xem xét sửa đổi quy định này theo hướng tương tự như URDG 758, nghĩa là chỉ quy định cụ thể thời gian xem xét chứng từ.

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo lãnh thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (Trang 88 - 90)