Các tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trách nhiệm hữu hạn du lịch và dịch vụ bảo hà (Trang 35)

Hiện nay có rất nhiếu hướng phân tích, chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh được các học gia đưa ra như:

- Để đo lường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, thường sử dụng bộ

thang đo ban đầu bao gồm: (1) Định hướng kinh doanh của doanh nghiệp, (2) Năng lực marketing của doanh nghiệp, (3) Năng lực sáng tạo của doanh nghiệp, (4) Năng lực tổ chức dịch vụ của doanh nghiệp, (5) Định hướng học hỏi của doanh nghiệp. Công việc tiếp theo sẽ là công việc của nhà làm công tác nghiên cứu định lượng: hình thành bảng câu hỏi cho các khách hàng của doanh nghiệp, kiểm tra tính dễ hiểu, dễ trả lời của câu hỏi, triển khai việc thu thập ý kiến khách hàng theo yêu cầu của doanh nghiệp, nhập dữ liệu, kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu, xúc tiến các công việc phân tích các nhân tố khám phá, hình thành một hệ thống các nhân tố thực sự có ảnh hưởng theo các tiêu chí thống kê, so sánh với mong đợi của doanh nghiệp về nhân tố đó và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường/ thay đổi/ hay điều chỉnh các nhân tố này. [2]

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25

- Quan điểm tổng hợp kết hợp các quan điểm quản trị chiến lược, tân cổ điển và kinh tế học về tổ chức công nghiệp, cố gắng đo lường tính cạnh tranh, đồng thời chỉ ra những nhân tố khuyến khích hay ngáng trở tính cạnh tranh. Hình dưới là tập hợp các chỉ số và nhân tố làm cơ sở cho việc đánh giá tính cạnh tranh theo quan điểm tổng hợp. [Theo Van Duren, Matin, và Westgren 1991]

BẢNG 2.1 KHUNG KHỔĐÁNH GIÁ TÍNH CẠNH TRANH

- Theo Michael Porter thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gồm bốn yếu tố: [10]

+ Các yếu tố bản thân doanh nghiệp: Bao gồm các yếu tố về con người (chất lượng, kỹ năng); các yếu tố về trình độ (khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm thị trường); các yếu tố về vốn… các yếu tố này chia làm 2 loại:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26

* Loại 1: các yếu tố cơ bản như: môi trường tự nhiên, địa lý, lao động;

* Loại 2: các yếu tố nâng cao như: thông tin, lao động trình độ cao…

Trong đó, yếu tố thứ 2 có ý nghĩa quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chúng quyết định năng lực cạnh tranh ở độ cao và những công nghệ có tính độc quyền. Trong dài hạn thì đây là yếu tố có tính quyết định phải được đầu tư một cách đầy đủ và đúng mức.

+ Nhu cầu của khách hàng: Đây là yếu tố có tác động rất lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, không một doanh nghiệp nào có khả năng thõa mãn đầy đủ tất cả những yêu cầu của khách hàng. Thường thì doanh nghiệp có lợi thế về mặt này thì có hạn chế về mặt khác. Vấn đề cơ bản là, doanh nghiệp phải nhận biết được điều này và cố gắng phát huy tốt nhất những điểm mạnh mà mình đang có để đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của khách hàng. Thông qua nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp có thể tận dụng được lợi thế theo quy mô, từ đó cải thiện các hoạt động kinh doanh và dịch vụ của mình. Nhu cầu khách hàng còn có thể gợi mở cho doanh nghiệp để phát triển các loại hình sản phẩm và dịch vụ mời. Các loại hình này có thể được phát triển rộng rãi ra thị trường bên ngoài và khi đó doanh nghiệp là người trước tiên có được năng lực cạnh tranh.

+ Các lĩnh vực có liên quan và phụ trợ: Sự phát triển của doanh nghiệp không thể tách rời sự phát triển các lĩnh vực có liên quan và phụ trợ như: thị trường tài chính, sự phát triển của công nghệ thông tin… Ngày nay, sự phát triển của công nghệ thông tin, các ngân hàng có thể theo dõi và tham gia vào thị trường tài chính 24/24 giờ trong ngày.

+ Chiến lược của doanh nghiệp, cấu trúc ngành và đối thủ cạnh tranh: Sự phát triển của hoạt động doanh nghiệp sẽ thành công nếu được quản lý và

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27

tổ chức trong một môi trường phù hợp và kích thích được các năng lực cạnh tranh của nó.

- Khả năng cạnh tranh của công ty được phân tích ở 3 góc độ: [7]

- Các tiêu chí tài sản cạnh tranh là những nguồn lực về đất đai, lao động, máy móc thiết bị, công nghệ, giá trị tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp.

- Các tiêu chí tiến trình cạnh tranh liên quan đến các chính sách về sản phẩm (chủng loại, nhãn hiệu, chất lượng, bao gói) giá bán, phân phối sản phẩm, xúc tiến marketing, quản lý nguồn cung ứng của doanh nghiệp.

- Các tiêu chí kết quả cạnh tranh cần được tập trung phân tích là kết quản và hiệu quả kinh tế (lợi nhuận, thị phần, v.v.), sự thỏa mãn của khách hàng, hiệu quả xã hội

Bảng 2.2 Khu phân tích năng lực cạnh tranh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trách nhiệm hữu hạn du lịch và dịch vụ bảo hà (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)