Các nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trách nhiệm hữu hạn du lịch và dịch vụ bảo hà (Trang 27)

Các nhân tố bên ngoài bao gồm tất cả những yếu tố bên ngoài công ty lữ hành mà công ty không thể kiểm soát được nó. Công ty lữ hành chỉ có thể điều chỉnh những hoạt động kinh doanh của mình để lợi dụng những thời cơ, thuận lợi mà các yếu tố này mang lại và hạn chế bớt những rủi ro mà công ty sẽ phải gánh chịu do tác động của những yếu tố thuộc môi trường kinh doanh bên ngoài.

Các nhân tố bên ngoài của công ty lữ hành được chia ra làm 2 loại:

a. Các nhân tố cạnh tranh trực tiếp

Đây là nhân tố thường xuyên cọ sát đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Có năm sức ép cơ bản đối với các công ty lữ hành sau:

Thế lực của người mua (Khách du lịch, hệ thống phân phối, bán sản phẩm)

Khách hàng là những mua hàng hoá hay dịch vụ của công ty lữ hành, khách hàng thực hiện việc trao đổi, họ trả tiền cho công ty lữ hành để lấy

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 17

hàng hoá hay dịch vụ. Do vậy, khách hàng chính là thị trường tiêu thụ của công ty lữ hành . Qua thị trường khách hàng mà công ty lữ hành có thể đạt được những mục tiêu của mình là doanh thu và lợi nhuận. Tuy nhiên mối quan hệ tốt đẹp này chỉ có thể tồn tại và phát triển khi và chỉ khi đảm bảo lợi ích kinh tế và sự thoả mãn cho cả hai bên công ty lữ hành và khách hàng. Khách hàng có thể có nhiều loại một cá nhân hay tổ chức, khách hàng tiềm năng hiện thực hay truyền thống. Tuỳ thuộc vào khách hàng khác nhau mà công ty lữ hành có các hành vi ứng xử cũng như có các phương thức mua bán thích hợp. Phân tích một cách tổng quát ta thấy trên thị trường có “ hai dòng” khách hàng và doanh nghiệp tìm nhau. Đối với công ty lữ hành thì phải tìm và xác định khách hàng cho mình một cách đầy đủ và toàn diện từ yêu cầu đòi hỏi về quy mô, cơ cấu, nhu cầu du khách, các nhân tố tác động đến sự thay đổi cầu du lịch đặc biệt là thói quen, sở thích của đối tượng khách. Đối với khách hàng họ cũng có những ưu thế, chế ước nhất định đối với công ty lữ hành nhất là trong xu hướng toàn cầu hiện nay thì người mua sẽ có ưu thế mạnh hơn rất nhiều . Họ có thể dựa vào một số lý do sau để ép giá, giảm khối lượng mua, hoặc đòi hỏi chất lượng cao hơn:

- Mức độ tập trung hoá cao hơn mức độ tập trung hoá của các công ty lữ hành.

- Mua với khối lượng lớn.

- Sản phẩm của công ty lữ hành không có sự phân biệt hoá.

- Người mua có khả năng liên kết với nhà cung cấp ở giai đoạn tiền sản xuất của công ty lữ hành.

- Khách hàng có đủ thông tin về cơ cấu giá thành của các nhà sản xuất . - Mức độ đàn hồi về nhu cầu của hàng hoá hoặc dịch vụ so với mức giá là khá cao.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 18

Sự tín nhiệm của khách hàng là tài sản quý giá của công ty lữ hành. Công ty lữ hành phải biết tạo dựng duy trì và phát triển nó bằng cách thoả mãn tối đa nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng so với các đối thủ cạnh tranh của mình.

Thế lực của các nhà cung cấp

Nhà cung cấp có thể là các tổ chức hay cá nhân cung cấp các yếu tố đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp du lịch. Các nhà cung cấp có thể tác động đến tương lai, lợi nhuận của doanh nghiệp vì họ liên quan đến chi phí đầu vào của hoạt động sản xuất kinh doanh. Các nhà cung cấp có thể ép các công ty lữ hành bằng cách tăng giá bán, hạ thấp chất lượng các sản phẩm mà họ cung cấp và họ không cung cấp thường xuyên.

Những điều kiện thuận lợi để các nhà cung cấp tăng cường sức ép của họ là:

- Chỉ có một số lượng rất hạn chế các nhà cung cấp.

- Mức độ tập trung hàng hoá cao hơn mức độ tập trung hàng hoá của các công ty lữ hành.

- Không có các sản phẩm thay thế.

- Các công ty lữ hành có vai trò rất yếu đối với các nhà cung cấp. - Mức độ quan trọng của sản phẩm dịch vụ đối với công ty lữ hành. - Các nhà cung cấp có khả năng đa dạng hoá sản phẩm.

-Trong tương lai các nhà cung cấp có khả năng liên kết mạnh hơn.

- Công ty lữ hành phải chịu tổn thất lớn khi phải chuyển đổi các nhà cung cấp.

Như vậy, công việc của các công ty lữ hành là làm sao phải hạn chế bớt sức ép của nhà cung cấp đối với mình.Muốn vậy mỗi công ty lữ hành không nên chỉ có một nhà cung cấp mà cần có nhiều cung cấp khác nhau. Tuy nhiên, nhà cung cấp trong du lịch bao gồm rất nhiều bộ phận hữu quan

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 19

như: Các công ty vận tải đường không, đường bộ, các công ty gửi khách, các đầu mối cung ứng sản phẩm như: Khách sạn, nhà hàng … mà mỗi nhà cung cấp lại có ảnh hưởng khác nhau đến công ty lữ hành. Tuỳ thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của mình mà các công ty lữ hành có thể lựa chọn các đơn vị phù hợp với điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của mình cũng như đưa ra các tác động ép buộc hoặc khuyến khích nhằm hạn chế sức ép của các nhà cung cấp đối với các công ty lữ hành.

Thế lực từ sự xâm nhập của các doanh nghiệp mới

Các doanh nghiệp du lịch mới sâm nhập vào thị trường sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh của các doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường.Sự cạnh tranh diễn ra hầu hết trên các lĩnh vực từ phân chia thị trường đến các nguồn cung cấp và các hoạt động khuyến mại.Các doanh nghiệp mới thành lập sau nên họ đón nhận những thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại. Để hạn chế bớt sức ép này các công ty lữ hành phải tạo ra những ngăn cản đối với sự sâm nhập mới, những cản trở này có thể là:

- Tạo ra quy mô tối ưu: Để đạt được chi phí tối thiểu cần bán một khối lượng sản phẩm lớn.

- Phân biệt sản phẩm: tạo ra những đặc trưng của sản phẩm khiến nó trở thành duy nhất trong con mắt người tiêu dùng.

- Vốn đầu tư: Để tham gia vào thị trường cần phải có một lượng vốn đầu tư lớn.

- Chi phí thay đổi : Những chi phí cần thiết để thay đổi một doanh nghiệp từ những nhà cung cấp hiện tại tới các nhà cung cấp mới…khi thay đổi lĩnh vực kinh doanh.

- Khả năng tiếp cận hệ thống phân phối: Tạo ra cho doanh nghiệp mới khi thâm nhập vào thị trường phải có chi phí xây dựng hệ thống bán sản phẩm và dịch vụ tốn kém.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 20

- Những lợi ích hỗ trợ độc lập với quy mô bao gồm những ưu thế của một doanh nghiệp có được ngay cả khi doanh nghiệp mới có quy mô tối ưu như uy tín, sự nhận biết về sản phẩm, vị trí địa lý, hỗ trợ của chính phủ…

Thế lực từ sản phẩm thay thế

Sản phẩm thay thế là các sẩn phẩm có cùng công dụng, có thể thay thế cho sản phẩm đang tồn tại trên thị trường. Sức ép từ các sản phẩm thay thế làm hạn chế bớt tiềm năng lợi nhuận của ngành do mức giá cao bị khống chế. Nếu không chú ý đến các sản phẩm thay thế tiềm ẩn, các doanh nghiệp có thể bị tụt hậu so với các doanh nghiệp khác. Phần lớn các sản phẩm thay thế xuất hiện do kết quả của sự bùng nổ nhờ công nghệ kinh doanh tốt hơn. Khách hàng có thể chuyển sang sử dụng các sản phẩm thay thế nếu như giá cả và chất lượng tốt hơn so với sản phẩm hiện tại trên thị trường. Để chống trọi với các sản phẩm thay thế các doanh nghiệp thường chọn các phương án như: Đa dạng hoá sản phẩm hay tạo ra những cản trở đối với khách hàng khi thay đổi các nhà cung cấp…

Nhìn chung trong kinh doanh du lịch thì sự đe doạ của các sản phẩm thay thế sẩy ra trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành quốc tế là chính vì giữa các quốc gia khác nhau thì mới có sự phân biệt giữa các sản phẩm du lịch, còn trong lữ hành quốc tế nội địa thì có hạn chế hơn.

Thế lực từ cường độ cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh

Cường độ cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh ngày càng tăng lên nó biểu hiện ở những cuộc chiến về giá, các chiến dịch khuyến mại, các sản phẩm mới liên tục được tung ra…

Mức độ cạnh tranh thường bắt nguồn từ các yếu tố sau: - Có nhiều doanh nghiệp, đối thủ ngang sức ngang tài. - Tốc độ phát triển của các ngành thấp.

- Chi phí cố định cao.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 21

- Chỉ có thể tăng khối lượng sản xuất ở mức độ lớn.

- Các đối thủ cạnh tranh rất đa dạng từ chiến lược, điểm xuất phát, truyền thống…

- Rời bỏ thị trường là một điều khó khăn. Biểu hiện của cường độ cạnh tranh: - Các cuộc chiến tranh về giá cả: - Các cuộc cạnh tranh về quảng cáo. - Các cuộc cạnh tranh về khuyến mại.

- Các cuộc cạnh tranh về việc tạo ra các sản phẩm mới

b. Môi trường vĩ mô

Môi trường vĩ mô của công ty lữ hành bao gồm các yếu tố sau:

- Yếu tố kinh tế

Các yếu tố kinh tế có tác động rất lớn đối với hoạt động kinh doanh du lịch, các yếu tố này bao gồm cả bên trong và bên ngoài. Trong nhóm các yếu tố kinh tế thì trực tiếp ảnh hưởng đến du lịch đó là:

+ Yếu tố tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân: Nếu nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao, ổn định sẽ làm cho thu nhập bình quân của dân cư tăng lên dẫn đến nhu cầu mua của toàn xã hội sẽ tăng lên tạo ra tính hấp dẫn của môi trường kinh doanh. Ngoài ra khi tốc độ tăng trưởng kinh tế cao thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty lữ hành cao, các công ty lữ hành vừa giải quyết được đời sống cho người lao động, vừa tái đầu tư phát triển làm cho khả năng tích tụ tập trung vốn cao dẫn đến nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh tăng lên.

+ Yếu tố về tỷ giá hối đoái giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ: Trong nền kinh tế mở thì yếu tố này đặc biệt quan trọng. Đặc biệt trong ngành du lịch thì càng phải quan tâm hơn tới yếu tố tỷ giá hối đoái. Đối tượng chính của công ty lữ hành là khách du lịch, các công ty lữ hành phải tiến hành thu hút thật nhiều khách để tăng doanh thu và lợi nhuận.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 22

Khi tỷ giá hối đoái thay đổi nó ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch của du khách. Chẳng hạn như tỷ giá trao đổi giữa USD của Mỹ và VND của Việt Nam tăng, tức là giá trị của đồng VND bị giảm khi đó khách du lịch là người nước ngoài sẽ đi du lịch vào Việt Nam với số lượng tăng lên. Nguyên nhân là do tỷ giá trao đổi như vậy sẽ làm cho một đồng USD của khách du lịch khi đến Việt Nam sẽ đổi được nhiều VND hơn và do đó sẽ làm tăng khả năng chi tiêu của khách khi đi du lịch ở Việt Nam. Ngược lại khi tỷ giá trao đổi giữa USD và VND giảm sẽ làm lượng khách nước ngoài đi vào Việt Nam giảm đi.

+ Ngoài ra trong nhóm các yếu tố kinh tế còn có các yếu tố khác như: Tỷ lệ lạm phát thất nghiệp của tầng lớp dân cư, tỷ lệ lãi suất ngân hàng, chính sách thu hút đầu tư bên ngoài của Nhà nước, chính sách phát triển du lịch quốc gia, khu vực qua các thời kỳ.

- Yếu tố tự nhiên

Các yếu tố tự nhiên có thể tạo ra những thuận lợi hay khó khăn ban đầu trong việc phát triển hoạt động kinh doanh của các công ty lữ hành. Trong du lịch các yếu tố tự nhiên là tài sản vô giá đối với sự phát triển của ngành. Trước hết phải kể đến các danh lam thắng cảnh, cảnh quan môi trường, điều kiện địa lý…Đây là cốt lõi của các điểm du lịch, là sức thu hút mạnh mẽ khách du lịch đến thăm quan. Với Việt Nam thì yếu tố này có một tiềm năng đáng kể so với khu vực và thế giới với nhiều danh lam thắng cảnh, cảnh quan nổi tiếng đã được xếp hạng trải dài khắp đất nước như Vịnh Hạ Long, Lăng Co, Mỹ Khê, Nha Trang, Phú Quốc, Tam Cốc Bích Động, Bái Đính, Yên Tử, Đền Hùng …

- Yếu tố về văn hoá.

Nhóm yếu tố này có tác động chậm chạp vào môi trường kinh doanh.Nhưng một khi nó đã tác động thì nó lại ảnh hưởng đối với môi trường kinh doanh một cách sâu sắc.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 23

Trong du lịch nền văn hoá của mỗi một dân tộc và quốc gia là nhân tố quan trọng tạo nên động cơ đi du lịch của người bản sứ đặc biệt với người nước ngoài. Nhóm các yếu tố văn hoá có thể chia ra làm 2 nhóm nhỏ sau:

+ Nhóm thứ nhất: Bao gồm các phong tục, lối sống thói quen tiêu dùng, kết cấu dân cư, trình độ dân trí, tôn giáo, tín ngưỡng. Các nhân tố này có ảnh hưởng sâu sắc đến môi trường kinh doanh.

+ Nhóm thứ hai: Bao gồm các di tích lịch sử văn hóa như những làng nghề truyền thống, những lễ hội dân gian…Những nhân tố này chiếm giữ một vai trò ngày càng cao trong phát triển hoạt động kinh doanh du lịch. Việt Nam có một nền văn hoá phong phú đa dạng đậm đà bản sắc dân tộc với nhiều di tích văn hoá lịch sử như cố đô Huế, thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, văn hoá cồng chiêng Hoà Bình, Văn Miếu Quốc Tử Giám, lễ hội dân gian…Tất cả tạo nên một thế mạnh đáng kể trong việc phát triển du lịch ở Việt Nam.

- Yếu tố về chính trị

Tuy là gián tiếp nhưng nó chi phối tổng thể và toàn diện đến kinh doanh du lịch. Chẳng hạn như sự ổn định chính trị của một quốc gia là cơ hội thuận lợi để đảm bảo an toàn cho du khách đặc biệt là khách nước ngoài. Yếu tố chính trị thông thường ảnh hưởng qua các đường lối chính sách phát triển kinh tế chung trong đó có du lịch

- Yếu tố về luật pháp

Nếu như hệ thống luật pháp là đồng bộ và ổn định cộng với việc thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp thì nó sẽ tạo ra một khuôn khổ pháp lý để đảm bảo quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Hệ thống luật pháp có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ cũng như lợi ích của khách du lịch và công ty lữ hành.Vì vậy, yếu tố luật pháp chi phối lớn đến việc phát triển du lịch.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24

Trong lĩnh vực kinh doanh du lịch ở Việt Nam đến nay đã có nhiều đạo luật chi phối đó là luật doanh nghiệp, pháp lệnh du lịch và các đạo luật

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trách nhiệm hữu hạn du lịch và dịch vụ bảo hà (Trang 27)