Chính sách giá

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trách nhiệm hữu hạn du lịch và dịch vụ bảo hà (Trang 43)

Giá của các sản phẩm du lịch được xác định trên thị trường khác nhau, tuỳ thuộc vào chất lượng, tính độc đáo, tính thời vụ và tính không gian của nó. Mặt khác giá cả sản phẩm khách sạn du lịch còn cần phải có sự phân biệt tuỳ theo hai loại khách (xuất xứ, mức thu nhập, thời điểm tiêu thụ).

Chiến lược giá cả được thích ứng vào quá trình bán hàng có thể chia ra thành

+ Chiến lược định giá thấp.

+ Chiến lược định giá theo thị trường. + Chiến lược định giá cao.

- Tác dng ca chính sách giá:

+ Đối với khách hàng: là cơ sở để quyết định mua sản phẩm này hay sản phẩm khác, giá cả là đòn bẩy kích thích tiêu dùng.

+ Đối với doanh nghiệp: giá cả là vũ khí cạnh tranh trên thị trường,

quyết định doanh số và lợi nhuận; gián tiếp thể hiện chất lượng sản phẩm và ảnh hưởng đến chương trình marketing chung.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33

Chiến lược cạnh tranh về giá chỉ nên áp dụng trong thời gian đầu khi doanh nghiệp mới ra thị trường để doanh nghiệp có thể phát triển thương hiệu , thị phần và tạo được ấn tượng, sự ghi nhớ của khách hàng về dòng sản phẩm mới. Nếu không áp dụng chiến lược về giá, sẽ rất khó để 1 doanh nghiệp mới đưa sản phẩm đến tay khách hàng. Ở đây , yếu tố chất lượng cũng quan trọng, nhưng yếu tố này không đủ để thuyết phục khách hàng mua 1 sản phẩm mới. Chỉ khi sản phẩm đến tay khách hàng, thì yếu tố chất lượng mới bắt đầu có giá trị của nó. Khi sản phẩm đã ra thị trường, doanh nghiệp sẽ giảm các chương trình khuyến mãi theo từng giai đoạn (tránh phản ứng của khách hàng) kết hợp nâng cao những tính năng vượt trội , chất lượng của sản phẩm để tiếp tục duy trì thị phần và có sự tăng trưởng trong tương lai.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trách nhiệm hữu hạn du lịch và dịch vụ bảo hà (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)