2.3.3.1 Các kết quả cạnh tranha, Thị phần a, Thị phần
Là chỉ tiêu mà các doanh nghiệp thường dùng để đánh giá mức độ chiếm lĩnh thị trường của mình so với đối thủ cạnh tranh. Khi xem xét người ta đề cập đến các loại thị phần sau:
- Thị phần của toàn bộ công ty so với thị trường: Đó chính là tỷ lệ phần trăm giữa doanh số của doanh nghiệp so với doanh số của toàn ngành - Thị phần của công ty so với phân khúc mà nó phục vụ: Đó là tỷ lệ phần trăm giữa doanh số của công ty so với doanh số của toàn phân khúc.
- Thị phần tương đối: Đó là tỷ lệ so sánh về doanh số của công ty so với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất, nó cho biết vị thế của công ty cạnh tranh trên thị trường như thế nào? Thông qua sự biến động của các chỉ tiêu này, doanh nghiệp biết mình đang đứng ở vị trí nào và cần vạch ra chiến lược hành động như thế nào.
b, Tỷ suất lợi nhuận
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37
Tỷ lệ lợi nhuận
trên doanh thu =
Lợi nhuận trước thuế Doanh thu
Tỷ lệ lợi nhuận
trên vốn SXKD =
Lợi nhuận trước thuế Vốn sản xuất kinh doanh
Hai hệ số trên phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu hệ số này càng cao thì hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng lớn và thể hiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cao.
c, Doanh số bán ra
Là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Khi doanh số bán của doanh nghiệp càng lớn thì thị phần của doanh nghiệp trên thị trường càng cao. Doanh số bán lớn đảm bảo có doanh thu để trang trải các chi phí bỏ ra, mặt khác thu được một phần lợi nhuận và có tích luỹ để tái mở rộng sản xuất. Doanh số bán ra càng lớn thì tốc độ chu chuyển hàng hoá và chu chuyển vốn càng nhanh, đẩy nhanh quá trình tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp. Như vậy số bán ra càng lớn thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp càng cao.
d, Tỷ lệ chi phí marketing tổng doanh thu
Tỷ lệ chi phí marketing / tổng doanh thu =
Chi phí marketing
X 100 Tổng doanh thu
Để giải quyết được hai câu hỏi nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần phải xác định được, liệu tăng thêm chi phí này có ảnh hưởng tới việc tối đa hoá lợi nhuận hay không?
Tỷ lệ chi phí marketing tổng doanh thu cho phép doanh nghiệp đánh giá được liệu một đồng chi phí marketing bỏ ra thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38
Việc xác đinh được tỷ lệ này giúp cho các nhà lãnh đạo biết được những nhu cầu của thị trường, bằng các biên pháp so sánh giữa các năm có thể đưa ra được các mức chi phí marketing bỏ ra sao cho hợp lý trên cơ sở tối đa hoá lợi nhuận
Tỉ lệ chi phí marketing trên tổng doanh thu còn là biện pháp xác định cho từng loại thị trường, đối với các thị trường mới, hay với thị trường đã bão hoà thì nên sử dụng chi phí marketing như thế nào?
2.3.3.2Sự thỏa mãn của khách hàng
Hầu hết doanh nhân trên mọi quốc gia trên thế giới đều nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của khách hàng. Những nghiên cứu thấu triệt nhất về khách hàng, thực sự coi trọng tầm quan trọng của khách hàng, phục vụ khách hàng chu đáo nhất sẽ mang lại thành công cho mỗi doanh nghiệp. Bởi vậy việc đề cao sự hài lòng khách hàng đã trở thành sứ mệnh chung của nhiều tổ chức. Khách hàng hài lòng khi tiêu thụ sản phẩm của tổ chức sẽ là tài sản, là năng lực cạnh tranh quan trọng nhất của tổ chức trong quá trình kinh doanh.
2.4 Cơ sở thực tiễn về nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam
2.4.1 Tổng quan tình hình kinh doanh du lịch tại Việt Nam
Năm 2013 là năm ngành du lịch Việt Nam có bước phát triển đầy ấn tượng, ước tính đạt 7572,4 nghìn lượt người, tăng 10,6% so với năm trước, trong đó khách đến với mục đích du lịch, nghỉ dưỡng đạt 4640,9 nghìn lượt người, tăng 12,2%; đến vì công việc 1266,9 nghìn lượt người, tăng 8,7%; thăm thân nhân đạt 1259,6 nghìn lượt người, tăng 9,4%. Khách quốc tế đến nước ta bằng đường hàng không là 5980 nghìn lượt người, tăng 7,2% so với năm 2012; đến bằng đường biển 193,3 nghìn lượt người, giảm 32,3%; đến bằng đường bộ 1399,1 nghìn lượt người, tăng 41,9%.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39
Trong năm 2013, một số quốc gia và vùng lãnh thổ có lượng khách đến nước ta tăng so với cùng kỳ năm trước là: Trung Quốc đạt 1907,8 nghìn lượt người, tăng 33,5%; Hàn Quốc 748,7 nghìn lượt người, tăng 6,8%; Nhật Bản 604,1 nghìn lượt người, tăng 4,8%; Cam-pu-chia 342,3 nghìn lượt người, tăng 3,1%, Ma-lai-xi-a 339,5 nghìn lượt người, tăng 13,5%; Ôx-trây-li-a 319,6 nghìn lượt người, tăng 10,3%; Liên bang Nga 298,1 nghìn lượt người, tăng 71,1%; Thái Lan 269 nghìn lượt người, tăng 19,1%; Anh 184,7 nghìn lượt người, tăng 8,4%; Phi-li-pin 100,5 nghìn lượt người, tăng 1,3%; In-đô-nê-xi-a 70,4 nghìn lượt người, tăng 15,7%. Một số nước và vùng lãnh thổ có lượng khách đến nước ta giảm so với cùng kỳ năm trước là: Hoa Kỳ 432,2 nghìn lượt người, giảm 2,6%; Đài Loan 399 nghìn lượt người, giảm 2,5%; Pháp 209,9 nghìn lượt người, giảm 4,4%; Xin-ga-po 195,8 nghìn lượt người, giảm 0,2%; Lào 122,8 nghìn lượt người, giảm 18,5%; Ca-na-đa 105 nghìn lượt người, giảm 7,6%; Đức 97,7 nghìn lượt người, giảm 8,4%. (Viện nghiên cứu phát triển du lịch – 2013)
Lượng khách du lịch trong nước cũng ước đạt 35 triệu lượt khách, tổng thu nhập từ du lịch khoảng 195 nghìn tỷ đồng. Với mức tăng trưởng ngoạn mục này, du lịch nước ta không những khôi phục tốc độ tăng trưởng mà đã có những bước tạo đà phát triển mạnh mẽ. [15,16]
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40
Sơđồ 2.2 Số liệu tổng hợp khách du lịch năm 2001 - 2020
(Tổng cục Du lịch, Hiệp hội Lữ hành - 2013)
Tính từ thời điểm tăng trưởng du lịch bị giảm năm 2009 do suy thoái kinh tế thế giới, sau bốn năm phục hồi, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2013 đã tăng gấp hai lần, tổng thu du lịch tăng hơn 2,2 lần. Số liệu thống kê cũng cho thấy các mục tiêu của Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2015 đã hoàn thành sớm trước hai năm.
Sự tăng trưởng thể hiện ở quy mô mở rộng, đa dạng và ngày càng nâng cao về chất lượng. Kết cấu hạ tầng du lịch đã được cải thiện đáng kể, hệ thống giao thông đường không, đường bộ, đường thủy, thông tin - viễn thông được đầu tư, mở rộng. Cả nước hiện đã có hơn 14.200 cơ sở lưu trú với 320 nghìn buồng lưu trú cho du khách, riêng số buồng khách sạn từ ba đến năm sao đạt hơn 34%. Đã có hơn 1.250 doanh nghiệp lữ hành quốc tế cùng các cơ sở dịch vụ, nhà hàng, cơ sở giải trí, văn hóa, thể thao, hội nghị, triển lãm và nhiều loại hình dịch vụ liên quan ra đời. Năm 2013 cũng ghi nhận sự ra đời của hàng loạt khách sạn và tổ hợp resort từ bốn đến năm sao, góp phần đón nhận luồng khách cao cấp và giúp cho diện mạo du lịch nước ta đã có các thay đổi căn bản. Đội ngũ nhân viên ngành du lịch đã và đang tăng mạnh, đến nay toàn ngành đã có hơn 57 nghìn lao động trực tiếp trong tổng số 1,8 triệu lao động liên quan. [20]
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41
2.4.2 Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số Công ty Vietravel, doanh nghiệp lữ hành hàng đầu của Việt Nam, đã đi trước Vietravel, doanh nghiệp lữ hành hàng đầu của Việt Nam, đã đi trước
một bước trong xây dựng kế hoạch kích cầu sản phẩm của mình thông qua việc chủ động phối hợp, xây dựng liên minh với các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và vận tải khác để cùng phục vụ khách hàng một cách tối ưu. Vietravel phối hợp với các đối tác là doanh nghiệp hàng không, khách sạn, nhà hàng, cửa hàng mua sắm, giáo dục… thành lập liên minh kích cầu với chủ trương “cùng thắng”. Theo đó, các thành viên trong liên minh cùng ký thỏa thuận thống nhất giảm giá cho khách hàng của hai bên. Khách của đơn vị này ưu tiên sử dụng dịch vụ của đơn vị kia và cùng được giảm giá. Ngoài ra, Vietravel phát hành hệ thống các loại thẻ thành viên với nhiều ưu đãi dành cho khách hàng của đối tác trong liên minh, khách hàng truyền thống, khách hàng tiềm năng để khuyến khích họ sử dụng dịch vụ. Đồng thời, các bên cùng phối hợp quảng bá hình ảnh sản phẩm cho nhau. Vietravel cho đăng thông tin miễn phí của các đối tác trên các trang web, tạp chí của mình và Vietravel được đặt các kệ giới thiệu quảng bá sản phẩm, hình ảnh của mình tại cửa hàng, địa điểm của đối tác. [21]
Hanoi Red Tours cũng đã chủ động liên kết với Vietnam Airlines,
Vietjet Air từ đầu mùa du lịch để có cơ sở xây dựng giá tour; phối hợp với Mobifone để cùng giảm giá cho khách hàng hai bên. Chẳng hạn, khách hạng vàng, bạc, titan của Mobifone và Red Tour sẽ được giảm giá từ 10% trở lên khi sử dụng dịch vụ của 2 doanh nghiệp. Giữ vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ giảm giá. [21]
Hãy lấy trường hợp của British Airways làm ví dụ. Hãng hàng
không lớn nhất nước Anh này ban đầu đã tỏ ra khinh thường những đối thủ cạnh tranh giá rẻ như easyJet và Ryanair, rồi sau đó cuống cuồng thành lập một công ty hàng không giá rẻ có tên là Go. Thế nhưng công ty này nhanh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 42
chóng thất bại và buộc phải bán lại cho easyJet vào năm 2000 và British Airways quay lại với lối kinh doanh truyền thống. British Airways giờ đây chỉ tập trung phục vụ những chuyến bay đường dài và không có những chuyến bay giá rẻ. Còn ở thị trường bay đường ngắn, hãng cố gắng giữ vững một tỷ lệ thị phần nhất định thông qua chiêu thức giảm giá gần bằng với đối thủ cạnh tranh. Tại mỗi chuyến bay, British Airways dành một số ghế ngồi nhất định hạng Economy. Do những chuyến bay của British Airways có điểm đỗ tại Heathrow, một cảng bay tiện lợi và đông đúc, nên chiêu thức này cũng hấp dẫn một số khách bay đường dài. Thậm chí, British Airways còn giảm giá cho một số chuyến bay đến những điểm nhất định tại Châu Âu. Những chiến lược này của British Airways đã giúp hãng cạnh tranh hiệu quả với những “kẻ thách thức”.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 43
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Giới thiệu chung về Công ty TNHH Du lịch và Dịch vụ Bảo Hà
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Trong những năm gần đây, hoạt động du lịch, dịch vụ đã phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở nước ta. Ngoài nhu cầu đi lại thăm viếng các danh lam, thắng cảnh, người đi du lịch còn có nhu cầu ăn, ngủ, thưởng thức âm nhạc, vui chơi giải trí trong một số thời gian thời gian nhàn rỗi. Để đáp ứng nhu cầu của người du lịch và thu hút ngoại tệ đem lại hiệu quả kinh tế cho đất nước, Công ty TNHH Du lịch và Dịch vụ Bảo Hà được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0105019720 do Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 02 tháng 12 năm 2010
Tên công ty: Công ty TNHH Du lịch và Dịch vụ Bảo Hà
Địa chỉ trụ sở chính: Số 32 ngách 95/81 Vũ Xuân Thiều, Sài Đồng, Long
Biên, thành phố Hà Nội.
Văn phòng: Số 2 Mạc Đĩnh Chi, Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội Ngành, nghề kinh doanh:
+ Lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế; + Đại lý bán vé máy bay;
+ Buôn bán hàng kim khí điện máy, công cụ, dụng cụ cầm tay phục vụ ngành công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, cơ khí, máy móc, thiết bị, linh kiện điện tử, thiết bị sửa chữa cơ khí, đồ lưu niệm, tranh ảnh, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng nông lâm, thuỷ hải sản (trừ loại lâm sản nhà nước cấm);
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 44
3.1.1.1. Quá trình phát triển của Công ty TNHH Du lịch và Dịch vụ Bảo Hà
Cuối năm 2010 là mốc son công ty mới được thành lập còn nhiều bỡ ngỡ trong môi trường kinh doanh, với đội ngũ khoảng 05 nhân viên trình độ nghiệp vụ không cao, cơ sở vật chất còn thiếu thốn. Môi trường cạnh tranh gay gắt đồng thời chưa có kinh nghiệm trong việc quản lý nên Công ty cũng gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh nhưng Ban giám đốc công ty từng bước từng bước khắc phụ khó khăn, đưa ra các phương thức kinh doanh phù hợp với sự biến động của nền kinh tế thị trường. Toàn bộ nhân viên trong Công ty được cử đi học các lớp ngoại ngữ, các lớp nghiệp vụ du lịch... Ngoài ra nhân viên văn phòng còn được cử đi học các lớp về nâng cao trình độ nghiệp vụ.Vì vậy sau 5 tháng hoạt động Công ty đạt được một số kết quả nhất định trong đào tạo, quản lý và phương hướng hoạt động kinh doanh.
Về thương mại: Công ty có hệ thống dịch vụ cho thuê xe du lịch, các loại xe chất lượng cao từ 4 - 45 chỗ. Làm các thủ tục đặt vé máy bay, đặt chỗ, làm VISA , thủ tục xuất nhập cảnh, tổ chức sự kiện.
Về du lịch: Công ty cung cấp các sản phẩm du lịch trong nước và quốc tế, tổ chức sự kiện. Công ty còn có hoạt động tổng hợp nhằm đáp ứng cho khách từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng.
Trong năm qua với phương thức hoạt động và kinh doanh , Công ty TNHH Du lịch và Dịch vụ Bảo Hà đã không ngừng vươn lên , phát triển và tự khẳng định mình trên thị trường du lịch trong nước và quốc tế với các chương trình du lịch văn hoá độc đáo và hấp dẫn về chất lượng phục vụ . Công ty đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp với khách hàng và các bạn hàng. Số lượng khách đến với công ty ngày càng cao.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 45
(Nguồn: Công ty TNHH Du lịch và Dịch vụ Bảo Hà)
3.1.1.2. Thị trường khách du lịch
a. Khách du lịch nội địa
Công ty luôn chú trọng đến nguồn khách nội địa, xây dựng các trương trình xuyênViệt, tour du lịch ngắn ngày, tour du lịch nghỉ dưỡng,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 46
tour du lịch khám phá mạo hiểm, áp dụng cho các đoàn khách của các cơ quan, xí nghiệp, các trường học hoặc ghép nối các khách riêng lẻ.
b. Khách du lịch quốc tế
- Khách Việt Nam đi nước ngoài: Kinh tế nước ta ngày một phát triển đời sống nhân dân ngày một nâng cao, do đó nhu câu đi du lịch nước ngoài phát triển mạnh nhưng chủ yếu là các nước Châu Á như: Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Thai Lan... Một số đi đến các nước Châu Âu nhưng với mục đích chủ yếu là thăm quan, thăm người thân. Hiện nay công ty đang có hướng phát triển các tours du lịch đến các nước Châu âu như Pháp, Bỉ, Đức, Hà Lan...
- Khách nước ngoài đến Việt Nam: Khách nước ngoài đến Việt Nam phần lớn là các doanh nhân đến để tìm đối tác đầu tư, có một số khách du lịch là