Áp dụng sai phương pháp lập dự phịng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện thủ tục kiểm soát trong kiểm toán báo cáo tài chính hằm phát hiện gian lận và sai sót tại các công ty đại chúng Việt Nam (Trang 49)

M C

2.1.2.2Áp dụng sai phương pháp lập dự phịng

Đây là loại sai phạm rất phổ biến đối với các cơng ty đại chúng.

Điển hình cho lọai sai phạm này là sai phạm tại Ngân hàng Sacombank (STB) Kết quả lợi nhuận trước thuế năm 2008 của STB trước kiểm tốn cao hơn 133 tỷ đồng so với kết quả kiểm tốn của cơng ty kiểm tốn PriceWaterhouseCoopers (PWC) . Vì sao cĩ sự chênh lệch này?

Theo giải trình của STB sở dĩ cĩ sự chênh lệch như vậy là do sự khác biệt về phương pháp trích lập dự phịng giảm giá đối với cổ phiếu chưa niêm yết khơng cĩ giá giao dịch trên thị trường hoặc khơng đủ cơ sở tin cậy.

STB sử dụng giá trị hợp lý để đánh giá cơng cụ tài chính theo phương pháp chiết khấu dịng cổ tức dự kiến thu được trong tương lai ( giá trị cổ phiếu sẽ thu được trong tương lai căn cứ vào một tỷ lệ tăng trưởng lãi suất dự kiến của doanh nghiệp) so sánh với giá trị sổ sách. Nếu giá trị tương lai thấp hơn giá trị sổ sách thì STB trích lập dự phịng. Cịn PWC trích lập bằng cách so sánh giá trị trường với giá trị sổ sách. Giá thị trường được xác định là giá từ bảng giá tham chiếu của các cơng ty chứng khốn hoặc so sánh xu hướng với cổ phiếu cùng ngành.

Phương pháp tính chiết khấu dịng cổ tức mang tính chủ quan, vì nĩ dựa trên giả định là doanh nghiệp sẽ tăng trưởng bao nhiêu phần trăm, trả cổ tức bao nhiêu trong năm tới. Chọn mức dự kiến tăng trưởng khác nhau thì giá trị hợp lý xác định theo chiết khấu dịng cổ tức đã khác nhau rất nhiều.

Theo chuẩn mực kế tốn Việt Nam, trích lập dự phịng theo giá thị trường mới phản ánh chính xác giá trị thực của các khoản đầu tư.

Một sai phạm điển hình nữa cũng do cố tình áp dụng sai phương pháp trích lập dự phịng được thể hiện qua vụ việc sau:

Cơng ty cổ phần Hàng hải Sài Gịn (SHC) là cổ đơng sáng lập của cơng ty cổ phần chứng khốn Âu Việt (AVSC) với số vốn gĩp là 2,4 tỷ đồng (0,67% vốn điều lệ). Theo quy định, số cổ phiếu này khơng được chuyển nhượng trong vịng 3 năm kể từ ngày 9/7/2007.

Cơng ty kiểm tốn A&C thực hiện kiểm tốn cho thời khĩa kết thúc vào 31/12/2008. Kết quả kiểm tốn cho thấy AVSC bị lỗ đưa đến vốn chủ sở hữu nhỏ hơn vốn gĩp ban đầu. Do đĩ, A&C đề nghị phía SHC cần trích lập dự phịng (theo hướng dẫn tại thơng tư 13/2006/TT-BTC) đối với khoản đầu tư tài chính dài hạn khi vốn gĩp thực tế của các bên tại tổ chức kinh tế nhỏ hơn vốn chủ sở hữu thực cĩ tại thời điểm lập báo cáo tài chính.

Tuy nhiên, SHC khơng thực hiện vì cho rằng “đối với những chứng khốn khơng được phép mua bán trên thị trường thì khơng lập dự phịng giảm giá” (dựa vào TT 13/2006/TT-BTC, chương II, điều 2, khoản 2.1, mục a) và mình là cổ đơng sáng lập của AVSC nên khơng trích lập dự phịng.

Cả SHC và A&C đều trích dẫn thơng tư 13/2006/TT-BTC nhưng mỗi bên trích dẫn một điều khoản khác nhau. Phía SHC trích dẫn chương II, điều 2, khoản 2.1, mục a: chỉ rõ đối tượng trích lập dự phịng là tất cả các khoản đầu tư chứng khốn, ngoại trừ khoản đầu tư chứng khốn khơng được mua bán tự do trên thị trường. Quan điểm của SHC xuất phát từ tỷ lệ gĩp vốn của họ vào AVSC khá thấp (0,67%) so với mức 20% theo luật định để coi là đầu tư vào cơng ty liên kết.

Trong khi đĩ, phía A&C trích dẫn chương II, điều 2, khoản 2.1, mục b: Khoản gĩp vốn đầu tư thì phải trích lập dự phịng nếu tổ chức kinh tế mà doanh nghiệp đang đầu tư bị lỗ (trừ trường hợp lỗ theo kế hoạch đã được xác định trong phương án kinh doanh trước khi đầu tư).

Theo ơng Nguyễn Phú Dũng, chuyên viên phân tích đầu tư của cơng ty chứng khốn Vincom cho rằng “SHC là cổ đơng sáng lập nên cĩ quyền tham gia vào quá trình quyết định và hoạch định chính sách của AVSC. Khoản đầu tư của SHC vào AVSC do đĩ khơng thể coi là khoản đầu tư chứng khốn thơng thường mà phải được xem là khoản gĩp vốn đầu tư. Như vậy A&C tham chiếu mục b của điều 2.1 là chính xác”.

Mức dự phịng SHC cần trích lập là 1.152.400.000 đồng. Do khai thiếu chi phí dự phịng làm lợi nhuận trước thuế tăng lên một khoản tương ứng. Từ đĩ, các chỉ số EPS cũng tăng lên dẫn đến giá cổ phiếu tăng lên.

Việc cố tình trích lập dự phịng khơng đúng quy định hoặc khơng trích lập dự phịng khơng chỉ diễn ra ở STB, ở SHC mà cịn nhiều cơng ty khác. Chẳng hạn, như cơng ty cổ phần Bơng Sen đã khơng trích lập dự phịng 21 tỷ đồng về khoản

đầu tư tài chính vào cơng ty Quê Hương (chênh lệch giá vốn và giá thị trường khoản đầu tư dài hạn vào cơng ty cổ phần Quê Hương Liberty). Lý do, đây là khoản đầu tư dài hạn với mục đích liên kết, mở rộng hoạt động kinh doanh, trong khi cơng ty Quê Hương Liberty tăng trưởng khá tốt…

Một số doanh nghiệp đã chuyển khoản đầu tư cổ phiếu chưa bán được thành các khoản đầu tư dài hạn để tránh lập dự phịng.

Nhìn chung, việc khơng trích lập dự phịng nhằm khai khống lợi nhuận, giữ và tăng thị giá cổ phiếu là hình thức gian lận phổ biến hiện nay. Việc này đã đưa đến BCTC khơng cịn trung thực và đã làm suy giảm lịng tin của nhà đầu tư rất nhiều.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện thủ tục kiểm soát trong kiểm toán báo cáo tài chính hằm phát hiện gian lận và sai sót tại các công ty đại chúng Việt Nam (Trang 49)