Đặc điểm hoạt động của cơng ty đại chúng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện thủ tục kiểm soát trong kiểm toán báo cáo tài chính hằm phát hiện gian lận và sai sót tại các công ty đại chúng Việt Nam (Trang 45)

M C

2.1.1.2Đặc điểm hoạt động của cơng ty đại chúng

Kể từ khi Luật cơng ty ra đời năm 1990, các cơng ty cổ phần bắt đầu được thành lập và hoạt động. Tính đến tháng 5 năm 2009, cả nước đã cĩ 361 cơng ty chính thức niêm yết và giao dịch cổ phiếu trên thị trường chứng khốn. Hơn 3.600(1)

doanh nghiệp đang giao dịch trên thị trường phi tập trung (OTC) với việc trao đổi, mua bán cổ phiếu chưa chịu sự điều chỉnh bởi những quy định pháp lý

Do những hạn chế về quy định xử phạt đối với các cơng ty đại chúng cơng bố thơng tin khơng kịp thời như trên, kể từ khi thị trường chứng khốn thành lập (năm 2000) đến trước thời điểm 24/2/2009, một số cơng ty niêm yết vẫn khơng cơng bố thơng tin hàng quý cho Sở giao dịch chứng khốn hoặc cho cổ đơng. Cho đến nay, thực trạng này vẫn tiếp diễn đối với hầu hết các cơng ty giao dịch trên thị trường OTC.

Các cơng ty đại chúng hoạt động trong nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực khác nhau. Đa phần các cơng ty huy động vốn để hoạt động kinh doanh theo ngành nghề chính đăng ký trong giấy phép kinh doanh của mình. Bên cạnh đĩ cũng khơng ít cơng ty huy động vốn để đầu tư mua cổ phần của cơng ty khác. Việc mua cổ phần này cĩ thể là hình thức đầu tư tốt nhưng cũng cĩ thể là một “thủ thuật”

để Ban giám đốc và Hội đồng quản trị thực hiện hành vi gian lận hoặc để thay đổi kết quả kinh doanh thơng qua việc trích lập hoặc khơng trích lập dự phịng các khoản đầu tư.

Cổ phiếu của cơng ty đại chúng hiện được giao dịch trên ba thị trường chính là thị trường phi tập trung (OTC), thị trường cổ phiếu chưa niêm yết (UPCoM) và thị trường niêm yết. Thị trường UPCoM mới thành lập vào ngày 24/06/2009 nên chỉ cĩ 24 cơng ty đăng ký giao dịch trên sàn này. Đa phần các cơng ty giao dịch trên thị trường phi tập trung vì ngồi bước đệm để lên sàn niêm yết thì cũng khơng loại trừ khả năng các cơng ty này tránh sự giám sát chặt chẽ của cơ quan chức năng để lừa dối cổ đơng. Các cơng ty trên sàn OTC khơng chịu sự quản lý chặt chẽ như sàn niêm yết, các cơng ty khơng bắt buộc phải cơng bố thơng tin tài chính định kỳ hay bất thường, hoặc nếu các cơng ty tự nguyện cơng bố thơng tin thì cũng khơng cĩ cơ quan nào kiểm chứng thơng tin mà họ cơng bố. Do đĩ, việc hướng thơng tin theo những mục đích cĩ lợi cho một nhĩm người, cho cá nhân là điều khĩ tránh khỏi. Thơng tin trên sàn OTC chủ yếu do các cổ đơng nội bộ truyền miệng nhau, doanh nghiệp chưa chủ động cơng bố thơng tin để nhà đầu tư biết. Do đĩ, mức độ minh bạch thơng tin ở thị trường này rất thấp. Việc cơng bố thơng tin của các cơng ty trên sàn niêm yết tuy cĩ rõ ràng hơn nhưng cũng chưa thật kịp thời và minh bạch.

2.1.2 Các phương pháp gian lận trên báo cáo tài chính tại các cơng ty đại chúng.

Trong những năm gần đây, hàng loạt các vụ gian lận kinh tế, gian lận thương mại và gian lận tài chính đã được đưa ra ánh sáng cho thấy gian lận xuất hiện ngày càng nhiều, hiện diện trong mọi lĩnh vực, mọi loại hình doanh nghiệp từ doanh nghiệp Nhà nước cho đến các cơng ty cổ phần, cơng ty cĩ vốn đầu tư nước ngồi, cơng ty trách nhiệm hữu hạn, các doanh nghiệp tư nhân. Biểu hiện cụ thể của

những sai phạm qua báo cáo tài chính trước kiểm tốn của hầu hết các cơng ty đều bị điều chỉnh.

Chỉ cĩ một số ít cơng ty đại chúng thực hiện kỹ thuật gian lận nhằm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, điều này đưa đến việc các cơng ty sẽ khai thấp doanh thu và khai khống chi phí.

Đa số các cơng ty đại chúng giao dịch trên thị trường chứng khốn đều cĩ xu hướng gian lận theo cách thổi phồng lợi nhuận nhằm thu hút các nhà đầu tư.

Việc gian lận trong kinh doanh, gian lận trên báo cáo tài chính khơng cịn là vấn nạn của một ngành, một lĩnh vực mà nĩ xâm nhập vào hầu hết các thành phần của nền kinh tế. Gian lận và sai sĩt thường xảy ra tại các cơng ty chịu áp lực lớn về tài chính như thiếu vốn, họat động kinh doanh khĩ khăn nhưng vẫn muốn giữ được thị giá cổ phiếu hoặc những cơng ty kinh doanh cĩ lợi nhuận bất thường và lợi nhuận kế họach năm sau được xây dựng cao hơn rất nhiều so với năm trước.

Hiện nay, tại Việt Nam chưa cĩ một tổ chức hay hiệp hội nào đứng ra nghiên cứu, tổng kết các vụ gian lận đã xảy ra. Do đĩ người viết phải tiến hành khảo sát thơng qua gửi phiếu khảo sát và phỏng vấn một số kiểm tốn viên làm việc tại các cơng ty kiểm Việt Nam, cơng ty kiểm tốn quốc tế (nhĩm Big Four), thu thập thơng tin trên các tạp chí Kinh tế, Tài chính, Kế tốn, trang web kiểm tốn Việt Nam…Với khả năng hữu hạn nên khĩ cĩ thể phác họa đầy đủ bức tranh về gian lận, phương pháp gian lận và sự tác động của gian lận đối với nền kinh tế. Các nghiên cứu cĩ thể chưa tồn diện vì chủ yếu để lấy dữ liệu phục vụ cho phạm vi nghiên cứu của luận văn này.

Kết quả thu thập thơng tin như sau: ( xem phụ lục số 1)

Các phương pháp thực hiện gian lận đã được phát hiện tại các cơng ty đại chúng

2.1.2.1 Khai khống doanh thu, khai thiếu chi phí

Cơng ty cổ phần Bơng Bạch Tuyết (BBT) được thành lập năm cách đây 49 năm, là một thương hiệu lớn của Việt Nam, BBT được niêm yết trên sàn chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 3/2004.

Các sai phạm của BBT.

Năm 2004, báo cáo tài chính (BCTC) được kiểm tốn cho thấy BBT lỗ 2,121 tỷ đồng thế nhưng BBT vẫn được niêm yết trên sàn vào tháng 3/2004.

Năm 2005, BCTC do cơng ty kiểm tốn A&C phát hành với ý kiến chấp nhận từng phần dạng ngoại trừ. Trên BCTC cho thấy, lợi nhuận sau thuế là 982 triệu đồng. Tuy nhiên, KTV đã ngoại trừ nhiều khoản mục như lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho, dự phịng khoản phải thu khĩ địi… dẫn đến BCTC năm 2005 chưa thể hiện chính xác và phù hợp với chuẩn mực kế tốn. BBT thay đổi chính sách khấu hao đã làm giảm chi phí khấu hao so với năm 2004 ước tính khoảng 1,253 tỷ đồng, BBT thực hiện chương trình quảng cáo sản phẩm mới nhưng khơng hạch tốn vào chi phí.

Năm 2006, BCTC của BBT được kiểm tốn bởi cơng ty AISC. Kết quả hoạt động kinh doanh của BBT là cĩ lãi nhưng AISC đã phát hành báo cáo cho ý kiến chấp nhận từng phần dạng ngoại trừ nhiều khoản mục trọng yếu.

Năm 2007, BBT yêu cầu kiểm tốn lại một số khoản mục của năm 2006 vì AISC đã phát hình ý kiến chấp nhận từng phần dạng ngoại trừ nhiều khoản mục và kiểm tốn lại đã cho kết quả lợi nhuận năm 2006 lỗ 8,448 tỷ đồng.

Theo giải trình của cơng ty kiểm tốn và dịch vụ tin học (AISC - kiểm tốn cho BBT thời khĩa 2006 và 2007) báo cáo tài chính năm 2006 của BBT đã chưa trích lập nhiều khoản chi phí như chi phí khấu hao tài sản trích thiếu 676 triệu đồng, giảm giá vốn hàng bán 3.540 triệu đồng, trích dự phịng phải thu khĩ địi thiếu 284 triệu đồng, chi phí Hội đồng quản trị sử dụng sai nguồn 161 triệu đồng, chi phí lãi chậm nộp bán cổ phần Nhà nước 487 triệu đồng, tính thiếu giá vốn thành phẩm

5.344 triệu đồng… nên báo cáo tài chính năm 2006 cĩ kết quả lãi. Sau khi kiểm tốn lại, kết quả doanh thu giảm, chi phí tăng làm báo cáo tài chính năm 2006 từ lãi chuyển sang lỗ.

Trong BCTC kiểm tốn năm 2007, cơng ty lỗ 6,809 tỷ đồng, 6 tháng đầu năm 2008, BCTC do cơng ty tự lập lỗ 4,537 tỷ đồng. Cơng ty ngừng hoạt động hồn tồn kể từ ngày 12/7/2008 cho đến nay.

Những sai phạm khác của BBT

Về nghĩa vụ cơng bố thơng tin, BBT khơng nộp báo cáo thường niên các năm 2004, 2005 và hai năm 2006, 2007 BBT khơng gởi báo cáo cho Ủy Ban chứng khốn Nhà nước (UBCKNN). BBT xin gia hạn nộp báo cáo kiểm tốn năm 2007 nhiều lần, BBT liên tiếp nộp chậm BCTC quý II, III, IV/2007 và quý I/2008, số liệu kế tốn của báo cáo quý so với báo cáo kiểm tốn năm cĩ sai lệch lớn.

Vào tháng 1/2007, 3 thành viên Hội đồng quản trị và 4 nhà đầu tư đã nộp tiền mua cổ phiếu cho BBT, phương án đã được Đại hội cổ đơng năm 2006 thơng qua, nhưng BBT khơng làm thủ tục đăng ký với UBCKNN theo quy định mà số tiền 7,28 tỷ đồng thu được từ bán cổ phiếu trên được hạch tốn vào khoản phải trả của cơng ty.

2.1.2.2 Áp dụng sai phương pháp lập dự phịng.

Đây là loại sai phạm rất phổ biến đối với các cơng ty đại chúng.

Điển hình cho lọai sai phạm này là sai phạm tại Ngân hàng Sacombank (STB) Kết quả lợi nhuận trước thuế năm 2008 của STB trước kiểm tốn cao hơn 133 tỷ đồng so với kết quả kiểm tốn của cơng ty kiểm tốn PriceWaterhouseCoopers (PWC) . Vì sao cĩ sự chênh lệch này?

Theo giải trình của STB sở dĩ cĩ sự chênh lệch như vậy là do sự khác biệt về phương pháp trích lập dự phịng giảm giá đối với cổ phiếu chưa niêm yết khơng cĩ giá giao dịch trên thị trường hoặc khơng đủ cơ sở tin cậy.

STB sử dụng giá trị hợp lý để đánh giá cơng cụ tài chính theo phương pháp chiết khấu dịng cổ tức dự kiến thu được trong tương lai ( giá trị cổ phiếu sẽ thu được trong tương lai căn cứ vào một tỷ lệ tăng trưởng lãi suất dự kiến của doanh nghiệp) so sánh với giá trị sổ sách. Nếu giá trị tương lai thấp hơn giá trị sổ sách thì STB trích lập dự phịng. Cịn PWC trích lập bằng cách so sánh giá trị trường với giá trị sổ sách. Giá thị trường được xác định là giá từ bảng giá tham chiếu của các cơng ty chứng khốn hoặc so sánh xu hướng với cổ phiếu cùng ngành.

Phương pháp tính chiết khấu dịng cổ tức mang tính chủ quan, vì nĩ dựa trên giả định là doanh nghiệp sẽ tăng trưởng bao nhiêu phần trăm, trả cổ tức bao nhiêu trong năm tới. Chọn mức dự kiến tăng trưởng khác nhau thì giá trị hợp lý xác định theo chiết khấu dịng cổ tức đã khác nhau rất nhiều.

Theo chuẩn mực kế tốn Việt Nam, trích lập dự phịng theo giá thị trường mới phản ánh chính xác giá trị thực của các khoản đầu tư.

Một sai phạm điển hình nữa cũng do cố tình áp dụng sai phương pháp trích lập dự phịng được thể hiện qua vụ việc sau:

Cơng ty cổ phần Hàng hải Sài Gịn (SHC) là cổ đơng sáng lập của cơng ty cổ phần chứng khốn Âu Việt (AVSC) với số vốn gĩp là 2,4 tỷ đồng (0,67% vốn điều lệ). Theo quy định, số cổ phiếu này khơng được chuyển nhượng trong vịng 3 năm kể từ ngày 9/7/2007.

Cơng ty kiểm tốn A&C thực hiện kiểm tốn cho thời khĩa kết thúc vào 31/12/2008. Kết quả kiểm tốn cho thấy AVSC bị lỗ đưa đến vốn chủ sở hữu nhỏ hơn vốn gĩp ban đầu. Do đĩ, A&C đề nghị phía SHC cần trích lập dự phịng (theo hướng dẫn tại thơng tư 13/2006/TT-BTC) đối với khoản đầu tư tài chính dài hạn khi vốn gĩp thực tế của các bên tại tổ chức kinh tế nhỏ hơn vốn chủ sở hữu thực cĩ tại thời điểm lập báo cáo tài chính.

Tuy nhiên, SHC khơng thực hiện vì cho rằng “đối với những chứng khốn khơng được phép mua bán trên thị trường thì khơng lập dự phịng giảm giá” (dựa vào TT 13/2006/TT-BTC, chương II, điều 2, khoản 2.1, mục a) và mình là cổ đơng sáng lập của AVSC nên khơng trích lập dự phịng.

Cả SHC và A&C đều trích dẫn thơng tư 13/2006/TT-BTC nhưng mỗi bên trích dẫn một điều khoản khác nhau. Phía SHC trích dẫn chương II, điều 2, khoản 2.1, mục a: chỉ rõ đối tượng trích lập dự phịng là tất cả các khoản đầu tư chứng khốn, ngoại trừ khoản đầu tư chứng khốn khơng được mua bán tự do trên thị trường. Quan điểm của SHC xuất phát từ tỷ lệ gĩp vốn của họ vào AVSC khá thấp (0,67%) so với mức 20% theo luật định để coi là đầu tư vào cơng ty liên kết.

Trong khi đĩ, phía A&C trích dẫn chương II, điều 2, khoản 2.1, mục b: Khoản gĩp vốn đầu tư thì phải trích lập dự phịng nếu tổ chức kinh tế mà doanh nghiệp đang đầu tư bị lỗ (trừ trường hợp lỗ theo kế hoạch đã được xác định trong phương án kinh doanh trước khi đầu tư).

Theo ơng Nguyễn Phú Dũng, chuyên viên phân tích đầu tư của cơng ty chứng khốn Vincom cho rằng “SHC là cổ đơng sáng lập nên cĩ quyền tham gia vào quá trình quyết định và hoạch định chính sách của AVSC. Khoản đầu tư của SHC vào AVSC do đĩ khơng thể coi là khoản đầu tư chứng khốn thơng thường mà phải được xem là khoản gĩp vốn đầu tư. Như vậy A&C tham chiếu mục b của điều 2.1 là chính xác”.

Mức dự phịng SHC cần trích lập là 1.152.400.000 đồng. Do khai thiếu chi phí dự phịng làm lợi nhuận trước thuế tăng lên một khoản tương ứng. Từ đĩ, các chỉ số EPS cũng tăng lên dẫn đến giá cổ phiếu tăng lên.

Việc cố tình trích lập dự phịng khơng đúng quy định hoặc khơng trích lập dự phịng khơng chỉ diễn ra ở STB, ở SHC mà cịn nhiều cơng ty khác. Chẳng hạn, như cơng ty cổ phần Bơng Sen đã khơng trích lập dự phịng 21 tỷ đồng về khoản

đầu tư tài chính vào cơng ty Quê Hương (chênh lệch giá vốn và giá thị trường khoản đầu tư dài hạn vào cơng ty cổ phần Quê Hương Liberty). Lý do, đây là khoản đầu tư dài hạn với mục đích liên kết, mở rộng hoạt động kinh doanh, trong khi cơng ty Quê Hương Liberty tăng trưởng khá tốt…

Một số doanh nghiệp đã chuyển khoản đầu tư cổ phiếu chưa bán được thành các khoản đầu tư dài hạn để tránh lập dự phịng.

Nhìn chung, việc khơng trích lập dự phịng nhằm khai khống lợi nhuận, giữ và tăng thị giá cổ phiếu là hình thức gian lận phổ biến hiện nay. Việc này đã đưa đến BCTC khơng cịn trung thực và đã làm suy giảm lịng tin của nhà đầu tư rất nhiều.

2.1.2.3 Khơng cơng bố thơng tin

Bằng chứng sinh động cho hình thức gian lận này là trường hợp của cơng ty cổ phần cơ khí gang thép Thái Nguyên. Ở cơng ty này, theo điều lệ cơng ty, các cổ đơng khơng được tìm hiểu, sao chép báo cáo tài chính đã được kiểm tốn. Sự việc như sau:

Cả hai năm 2007 và 2008, ơng Đỗ Mạnh Hiếu – cổ đơng của cơng ty cổ phần cơ khí gang thép Thái Nguyên - phát hiện nhiều trường hợp gian lận trong nhập nguyên liệu đầu vào.

Ngày 8-5-2007, ơng Hiếu yêu cầu thành lập Ban kiểm tra chất lượng thép phế phục vụ cho nấu luyện thép thỏi. Ban kiểm tra lấy một mẫu ngẫu nhiên để kiểm tra. Quá trình kiểm tra cho thấy, tỷ lệ tạp chất lẫn trong thép phế lên tới 16% - vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

Trên báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007, ơng Hiếu cũng phát hiện chênh lệch nhiều tỷ đồng trong chi phí lương, trong đĩ cĩ những khoản chi phí quản lý được tính tới 2 lần. Đứng trước nguy cơ quyền lợi cổ đơng bị xâm hại, ơng yêu cầu cơng ty cung cấp báo cáo tài chính để cổ đơng theo dõi hoạt động kinh doanh của cơng ty nhưng mọi yêu cầu hợp pháp của ơng đều bị khước từ.

Ngày 7-5-2008, cơng ty tổ chức họp Đại hội cổ đơng và đã cĩ cơng bố báo cáo tài chính trước đại hội, nhưng cổ đơng khơng thể nhớ được các số liệu, thơng tin…vì

Một phần của tài liệu Hoàn thiện thủ tục kiểm soát trong kiểm toán báo cáo tài chính hằm phát hiện gian lận và sai sót tại các công ty đại chúng Việt Nam (Trang 45)