Nâng cao hiệu quả của hệ thống kiểm toán

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (Trang 105)

cho thông tin kế toán được cung cấp trở nên đáng tin cậy hơn, hữu ích hơn trong việc ra các quyết định kinh tế.

Hiện nay, BCTC của DN có thể được kiểm toán bởi ba hình thức kiểm toán: kiểm toán nhà nước, kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ. Tuy nhiên việc sử dụng ba loại hình này vào việc kiểm toán BCTC còn có những tồn tại cần giải quyết như sau:

- Đối với kiểm toán nội bộ: Kiểm toán viên nội bộ trực thuộc DN, nên việc kiểm toán BCTC của kiểm toán viên nội bộ để công khai là không đảm bảo tính độc lập, làm cho việc xác nhận của kiểm toán nội bộ bị giảm giá trị, ít người tin tưởng vào BCTC đã được kiểm toán nội bộ. Do đó, Kiểm toán nội bộ chỉ nên được sử dụng để phục vụ cho việc quản lý nội bộ, kiểm tra hoạt động kế toán tại DN, từ đó giúp cho việc lập BCTC được chính xác. Ngoài ra, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện chuẩn mực kiểm toán nội bộ, để giúp cho kiểm toán viên nội bộ có cơ sở pháp lý cho quá trình thực hiện việc kiểm toán tại DN.

- Đối với kiểm toán độc lập: Để việc kiểm toán BCTC của kiểm toán độc lập ngày càng tốt đòi hỏi cần phải tiếp tục hoàn thiện chuẩn mực kiểm toán, để kiểm toán viên có điểm tựa pháp lý trong hoạt động nghề nghiệp của mình và đảm bảo được sự tin tưởng của người sử dụng thông tin trên BCTC đã được kiểm toán.

3.3.2. Về phía Công ty

Để thực hiện các giải pháp nêu trên, về phía Công ty Cổ phần BH Quân đội cần phải có sự đổi mới phù hợp từng hoạt động trong Công ty:

Trước hết, Công ty cần tổ chức bộ máy kế toán hoạt động một cách khoa học, các bộ phận phối hợp chặt chẽ với nhau đảm bảo cung cấp thông tin chính xác, kịp thời. Trên cơ sở đó, Công ty có thể rút ngắn thời gian hoàn thành BCTC, tạo điều kiện cho bộ phận phân tích của Phòng Tài chính - Kế toán có số liệu phân tích.

Bên cạnh đó Công ty nên thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ. Ban kiểm soát cần phải có những nhiệm vụ mở rộng hơn: Đánh giá tính hiệu quả, xem xét kế hoạch hoạt động hàng năm của chức năng kiểm toán nội bộ; Đánh giá tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ nhất là quy trình lập BCTC và các chương trình cải tiến hệ thống này; Giám sát mối quan hệ giữa kiểm toán viên với Công ty và Ban điều hành trong suốt quá trình kiểm toán nhằm đảm bảo tính độc lập của kiểm toán viên. Hoạt động kiểm toán nội bộ của Công ty hiện tại chủ yếu phục vụ mục đích tuân thủ các quy định về thuế, kế toán, luật lao động... nhiều hơn là chủ động, tích cực phát hiện rủi ro và tăng cường kiểm soát hoạt động của DN. Nhằm đảm bảo giảm bớt nguy cơ gian lận và sai sót trong quá trình lập BCTC, Công ty nên quy định mọi báo cáo của kiểm toán nội bộ phải được báo cáo cho ban kiểm soát.

Vấn đề kiểm toán độc lập trong quản trị Công ty thể hiện ở chất lượng mà dịch vụ kiểm toán này mang lại. Mặc dù phải bỏ ra một khoản chi phí tương đối lớn nhưng Công ty vẫn lựa chọn công ty kiểm toán có uy tín: Công ty kiểm toán Deloitte để BCTC của Công ty khi công bố có chất lượng hơn.

Đồng thời, Công ty nên xây dựng các quy định, trách nhiệm của những người liên quan trong quá trình lập, công bố thông tin và phân tích thông tin trên BCTC. Trong Công ty, Hội đồng quản trị, đơn vị đại diện cho toàn bộ cổ đông phải thực sự hiểu vai trò của phân tích BCTC. Khi đã quán triệt điều này, các chính sách đặt ra cho Ban giám đốc, cho bộ phận kế toán, cho phòng tài chính về việc thực hiện các yêu cầu này sẽ chính xác, nhanh chóng và thuận lợi.

Công ty nên có chế độ đào tạo cán bộ làm công tác phân tích BCTC. Nâng cao trình độ chuyên môn và có chế độ đãi ngộ cho những người làm công tác phân tích là một trong những biện pháp giúp cho công tác phân tích mang lại hiệu quả cao hơn. Về lâu về dài, Công ty nên trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho công tác phân tích BCTC. Công tác phân tích BCTC sẽ đạt hiệu quả cao nếu Công ty kịp thời ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật, đặc biệt là phần mềm phân tích chuyên dụng.

Công tác phân tích BCTC của các DN trong nước nói chung và của Công ty Cổ phần BH Quân đội nói riêng vẫn còn khá nhiều bất cập. Vấn đề đặt ra là làm sao để kết quả của công tác phân tích BCTC phát huy được ý nghĩa. Muốn vậy đòi hỏi các nhà phân tích trong Công ty Cổ phần BH Quân đội phải linh hoạt, phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa các vấn đề lý luận về phân tích BCTC và thực trạng hoạt động tài chính của Công ty.

KẾT LUẬN

Mục đích tối cao và quan trọng nhất của phân tích BCTC là giúp những người ra quyết định đánh giá chính xác thực trạng tài chính và tiềm năng của DN, từ đó

lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu. Bởi vậy, việc phân tích BCTC có ý nghĩa quan trọng đối với nhiều phía: đối với cả chủ DN và các đối tượng quan tâm bên ngoài. Ở các nước phát triển, thị trường tài chính đóng vai trò là kênh dẫn vốn cho DN, việc phân tích BCTC là cơ sở để xác định giá trị DN, phát hành cổ phiếu, trái phiếu và là công việc mang tính thường xuyên, công khai không những đối với nội bộ DN mà còn được tiến hành phân tích, đánh giá bởi các công ty thẩm định chuyên nghiệp. Phân tích BCTC có xu hướng trở thành một khoa học độc lập và hoàn chỉnh vì mang nội dung, đối tượng nghiên cứu với các phương pháp đặc thù, riêng biệt.

Sau một thời gian nghiên cứu lý luận về BCTC và phân tích BCTC, cùng với việc tìm hiểu thực trạng công tác phân tích BCTC tại Công ty Cổ phần BH Quân đội, tác giả đã hoàn thiện luận văn thạc sỹ kinh tế “Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội”. Với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ tận tình của PGS.TS Nguyễn Văn Công, những nội dung và yêu cầu nghiên cứu đã được thể hiện đầy đủ trong luận văn. Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn đã thực hiện được một số nội dung sau:

- Khái quát hóa cơ sở lý luận về nội dung và phương pháp phân tích BCTC trong các Công ty BH

- Thực trạng phân tích BCTC tại Công ty Cổ phần BH Quân đội đã được xem xét đánh giá xác thực.

- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận kết hợp với thực tế, tác giả đã đưa ra phương hướng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện phân tích BCTC tại Công ty Cổ phần BH Quân đội.

Hy vọng rằng đây là cơ sở giúp cho Công ty Cổ phần BH Quân đội có thể thực hiện tốt hơn công tác phân tích BCTC nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như khẳng định thương hiệu tên tuổi của Công ty trên thương trường trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới.

Tuy nhiên, do hạn chế trong quá trình thực hiện nên kết quả nghiên cứu đạt được mới chỉ là bước đầu, tác giả mong nhận được các ý kiến đóng góp của các thầy cô để luận văn hoàn thiện hơn nữa.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Tấn Bình (2005), Phân tích hoạt động doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê.

2. Bộ Tài chính (2008), Tài liệu ôn thi cpa – chuyên đề 6: Phân tích hoạt động tài chính nâng cao.

3. Bộ Tài chính (2003), Quyết định 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 về việc ban hành và công bố 6 Chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 3).

4. Bộ Tài chính (2009), Thị trường bảo hiểm Việt Nam, Nhà xuất bản Tài chính. 5. Bộ Tài chính (2007), Thông tư 155, 156/2007/TT-BTC ngày 20/12/2007

hướng dẫn thi hành nghị định số 45, 46/2007/NĐ-CP ngày 27/03/2007 quy định chi tiết một số điều của luật kinh doanh bảo hiểm.

6. Bộ Tài chính (2009), Thông tư số 86/2009/TT-BTC ngày 28/4/2009 sửa đổi bổ sung một số điểm của Thông tư số 155/2007/TT-BTC và Thông tư số 156/2007/TT-BTC ngày 20/12/2007.

7. Ngô Thế Chi, Hoàng Trần Hậu (2002), Giáo trình kế toán bảo hiểm, Nhà xuất bản Tài chính.

8. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Nghị định số 45, 46/2007/NĐ-CP ngày 27/03/2007 quy định chi tiết một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm.

9. Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright (2007-2008), Phân tích tài chính.

10. Nguyễn Văn Công (2005), Chuyên khảo về báo cáo tài chính và lập, đọc, kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính, Nhà xuất bản Tài chính.

11. Nguyễn Văn Công (2009), Giáo trình phân tích kinh doanh, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.

12. Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (2007, 2008, 2009), Báo cáo tài chính đã được kiểm toán.

13. Nguyễn Văn Định (2005), Giáo trình bảo hiểm, Nhà xuất bản Thống kê. 14. Trương Mộc Lâm, Đoàn Minh Phụng (2005), Giáo trình nghiệp vụ bảo hiểm,

Nhà xuất bản Tài chính.

15. Nguyễn Năng Phúc (2008), Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.

16. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Luật số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000 về kinh doanh bảo hiểm.

17.www.kienthuctaichinh.com

18. www. mof.gov.vn 19. www. tapchiketoan.com

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w