Giai đoạn kết thúc phân tích: Trong giai đoạn này, các nhà phân tích tiến hành viết báo cáo phân tích Báo cáo phân tích là bản tổng hợp những đánh giá cơ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (Trang 83)

hành viết báo cáo phân tích. Báo cáo phân tích là bản tổng hợp những đánh giá cơ bản cùng những tài liệu chọn lọc để minh họa những kết luận rút ra từ quá trình phân tích. Thông qua báo cáo phải nêu rõ thực trạng hoạt động của DN, báo cáo cũng cần đưa ra những kiến nghị, đề xuất các giải pháp về những vấn đề đã phân tích. Những kiến nghị, đề xuất phải rõ ràng, thiết thực, cụ thể kèm theo các điều kiện thực thi.

3.2.2. Hoàn thiện nội dung phân tích BCTC tại Công ty Cổ phần BH Quân đội

3.2.2.1. Hoàn thiện phân tích cấu trúc tài chính

Tại Công ty Cổ phần BH Quân đội, khi phân tích cấu trúc tài chính, bộ phận phân tích mới chỉ dừng lại ở việc phân tích tình hình biến động của tài sản và tình hình biến động của nguồn vốn của Công ty. Để đánh giá khái quát tình hình tài chính, để phản ánh rõ hơn mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn, Công ty nên xem xét thêm các chỉ tiêu:

- Hệ số tài trợ - Hệ số tự tài trợ

- Hệ số khả năng thanh toán hiện hành - Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Các chỉ tiêu này được tính cụ thể trong bảng sau:

Bảng 3.1. Bảng phân tích các chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình tài chính năm 2009

Chỉ tiêu Công thức tính Đầu năm Cuối năm Chênh lệch

1. Hệ số tài trợ Vốn chủ sở hữu

Tổng số nguồn vốn 0.76 0.44 -0.32

2. Hệ số tự tài trợ Vốn chủ sở hữu

3. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành

Tổng số tài sản

Tổng số nợ phải trả 4.12 1.79 -2.33 4. Hệ số khả năng

thanh toán nợ NH

Tổng số giá trị thuần của TSNH

Tổng số nợ ngắn hạn 11.96 2.79 -9.17

(Nguồn: Chỉ tiêu được tính toán từ các số liệu trên BCTC năm 2009 của Công ty CPBHQĐ)

Căn cứ vào bảng phân tích trên, bộ phận phân tích rút ra một số nhận xét như sau: - Hệ số tài trợ: Cuối năm 2009, hệ số tài trợ thấp hơn so đầu năm 2009 là 0,32 chứng tỏ khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập của Công ty giảm. Tuy nhiên, ta nhận thấy rằng cuối năm 2009 vốn chủ sở hữu vẫn chiếm tới 44% trong tổng số nguồn vốn – vẫn là một tỷ lệ khá cao. Vì vậy, để kết luận an ninh tài chính của Công ty, mức độ độc lập tài chính của Công ty đang ở tình trạng nào ta cần xem xét các chỉ tiêu còn lại.

- Hệ số tự tài trợ (còn gọi là hệ số vốn chủ sở hữu trên tài sản dài hạn): cũng tương tự như chỉ tiêu trên, hệ số tự tài trợ cuối năm 2009 giảm so với đầu năm 2009, như vậy có thể khẳng định chắc chắn rằng khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính của Công ty giảm. Mặc dù hệ số tài trợ giảm, hệ số tự tài trợ cũng giảm nhưng vẫn lớn hơn 1, chắc chắn an ninh tài chính của Công ty vẫn bền vững, mức độ độc lập tài chính của Công ty vẫn không bị đe dọa. Hệ số tự tài trợ giảm cũng đồng nghĩa với đó là hiệu quả kinh doanh sẽ nâng cao vì vốn đầu tư vào tài sản dài hạn thấp di chuyển sang đầu tư vào tài sản ngắn hạn để quay vòng nhanh sinh lợi.

- Hệ số khả năng thanh toán hiện hành và hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cuối năm 2009 giảm so với đầu năm 2009, chứng tỏ khả năng thanh toán của Công ty đã giảm, tuy nhiên Công ty cổ phần BH Quân đội với hoạt động kinh doanh hết sức đặc thù, đó là trong kỳ luôn phải trích lập một khoản dự phòng phí rất lớn, khoản dự phòng được tính vào khoản mục nợ phải trả bên phần nguồn vốn, chính vì vậy, với hệ số khả năng thanh toán hiện hành và hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn đã được tính, chúng ta hoàn toàn yên tâm với khả năng thanh toán, tình hình tài chính sáng sủa của Công ty.

3.2.2.2. Hoàn thiện phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanhNgoài ra, để có nhận xét xác đáng và chính xác về tình hình bảo đảm vốn cho Ngoài ra, để có nhận xét xác đáng và chính xác về tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh, các nhà phân tích còn quan tâm tới các chỉ tiêu sau:

- Hệ số tài trợ thường xuyên - Hệ số tài trợ tạm thời

- Hệ số giữa nguồn vốn thường xuyên so với tài sản dài hạn - Hệ số giữa tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn hạn

Các chỉ tiêu trên được tính trong Bảng 3.2 dưới đây.

Bảng 3.2. Bảng phân tích các chỉ tiêu về cân bằng tài chính trong năm 2009 Chỉ tiêu Công thức Đầu năm Cuối năm Chênh

lệch 1. Hệ số tài trợ TX Nguồn tài trợ TX Tổng nguồn vốn 0.7570 0.4400 -0.3170 2. Hệ số tài trợ TT Nguồn tài trợ TT Tổng nguồn vốn 0.2430 0.5600 0.3170 3. Hệ số VCSH so với nguồn tài trợ TX Vốn chủ sở hữu Nguồn tài trợ TX 1.0000 1.0000 - 4. Hệ số giữa nguồn tài trợ TX so với TSDH Nguồn tài trợ TX Tài sản dài hạn 6.6972 1.9250 -4.7722 5. Hệ số giữa TSNH So với nợ NH Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn 11.9584 2.7871 -9.1713

(Nguồn: Chỉ tiêu được tính toán từ các số liệu trên BCTC năm 2009 của Công ty CPBHQĐ)

Qua số liệu bảng 3.2 ta thấy tỷ trọng nguồn tài trợ thường xuyên trong tổng nguồn vốn là 75,70% vào đầu năm và đến cuối năm giảm 31,07%, nghĩa là chiếm 44%. Khi nguồn tài trợ thường xuyên trong tổng nguồn vốn giảm đi đồng nghĩa với tỷ trọng nguồn tài trợ tạm thời tăng lên từ 24,30% lên 56%.

Bên cạnh đó, Hệ số vốn chủ sở hữu so với nguồn tài trợ thường xuyên bằng 1 tương ứng với tỷ trọng vốn chủ sở hữu chiếm trong nguồn tài trợ thường xuyên ở cả đầu năm và cuối năm là 100%, đây là một tỷ lệ rất cao chứng tỏ Công ty đã sử dụng vốn chủ sở hữu để đầu tư tài sản dài hạn.

Cả hai điều trên chứng tỏ tính cân bằng và ổn định về mặt tài chính của Công ty thấp đi, khả năng độc lập về tài chính của Công ty giảm.

Chỉ tiêu hệ số giữa nguồn tài trợ thường xuyên so với tài sản dài hạn và hệ số giữa tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn hạn mặc dù đều giảm nhưng vẫn cao (lớn hơn

1) chứng tỏ sự ổn định và bền vững trong cân bằng tài chính của Công ty.

Như vậy, trong hoạt động của mình, Công ty đã rất chú ý đến sự cân bằng tài chính. Điều này là tốt, bởi vì sự vững vàng trong cân bằng tài chính sẽ tạo điều kiện cho hoạt động ổn định, không phải đối mặt với các khó khăn trong thanh toán. Tuy nhiên, đi kèm với điều này Công ty cũng cần phải chú ý nên duy trì tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong nguồn tài trợ thường xuyên, tỷ trọng của nguồn tài trợ thường xuyên trong tổng nguồn vốn cao bao nhiêu là phù hợp để tránh lãng phí vì sử dụng vốn không hợp lý.

3.2.2.3. Hoàn thiện phân tích tình hình và khả năng thanh toán

Để đánh giá đầy đủ và toàn diện hơn về khả năng thanh toán của Công ty, ta nên sử dụng chỉ tiêu Hệ số khả năng thanh toán, tức là xem xét mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và nhu cầu thanh toán. Khả năng thanh toán và nhu cầu thanh toán là tổng hợp các chỉ tiêu tài chính phản ánh tại một thời điểm phân tích.

Khả năng thanh toán của Công ty bao gồm tất cả các tài sản mà Công ty có khả năng thanh toán theo giá thực tại thời điểm nghiên cứu.Nhu cầu thanh toán của Công ty cũng bao gồm các khoản công nợ ngắn hạn, dài hạn được sắp xếp theo thứ tự thời hạn thanh toán: đến hạn, phải thanh toán trong thời gian tới...

Việc tính toán khả năng và nhu cầu thanh toán được thực hiện trong Bảng 3.3. Bảng phân tích khả năng và nhu cầu thanh toán năm 2009 sau:

Căn cứ vào bảng tính, ta tính được trị số hệ số khả năng thanh toán: Hệ số khả năng thanh toán = Khả năng thanh toán = 1,73

Nhu cầu thanh toán

Hệ số khả năng thanh toán bằng 1,73, tức là khả năng thanh toán lớn gần gấp đôi nhu cầu thanh toán chứng tỏ Công ty bảo đảm được khả năng thanh toán và tình hình tài chính là khả quan, an ninh tài chính vững chắc.

Bảng 3.3. Bảng phân tích khả năng và nhu cầu thanh toán của Công ty tại ngày 31/12/2009

Nhu cầu thanh toán Số tiền Khả năng thanh toán Số tiền I. Nhu cầu ngắn hạn 190.185.388.076 I. Khả năng ngắn hạn 528.104.618.572 1. Các khoản phải TT ngay – khoản nợ đến hạn 52.677.244.482 1. Các khoản có thể dùng để thanh toán ngay 78.889.086.666

- Phải nộp ngân sách 15.354.953.433 - Tiền mặt 3.092.693.050

- Phải trả người lao động 3.832.278.247 - Tiền gửi ngân hàng 17.734.893.616

- Phải trả người bán 15.374.214.756 - Tiền đang chuyển 61.500.000

- Phải trả người mua 3.336.378.868 - Các khoản TĐ tiền 58.000.000.000

- Phải trả khác 14.779.419.178

2. Các khoản phải thanh toán trong thời gian tới 137.508.143.594 2. Các khoản có thể TT trong thời gian tới 449.215.531.906a. Tháng tới: 100.000.000.000 - Các khoản đầu tư TCNH 286.260.700.311 a. Tháng tới: 100.000.000.000 - Các khoản đầu tư TCNH 286.260.700.311

- Phải trả tiền vay 100.000.000.000 - Các khoản phải thu 125.613.000.807

b. Quý tới 11.202.219.563 - Tài sản lưu động khác 37.341.830.788

- Phải trả tiền vay 11.202.219.563

c. 6 tháng tới 26.305.924.031

- Phải trả tiền vay 26.305.924.031

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (Trang 83)