- Phân tích giá trị DN theo Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
1.2.3. Phương pháp phân tích BCTC
Có rất nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng trong phân tích BCTC: phương pháp so sánh, phương tỷ lệ, phương pháp loại trừ, phương pháp liên hệ cân đối… Theo TS.Nguyễn Tấn Bình, các phương pháp áp dụng trong phân tích BCTC: phương pháp so sánh với kỳ trước, phương pháp phân tích xu hướng, phương pháp so sánh nội ngành, phương pháp phân tích theo tỷ lệ chung, phương pháp phân tích các chỉ tiêu. Còn theo PGS.TS.Nguyễn Văn Công trong phân tích BCTC các nhà phân tích chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh, phương chi tiết chỉ tiêu phân tích, phương pháp liên hệ cân đối, phương pháp loại trừ, phương pháp kết hợp, phương pháp xác định giá trị theo thời gian của tiền.
Như vậy, phân tích BCTC có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Trên quan điểm cá nhân, tác giả cho rằng tùy vào từng điều kiện và mục đích phân tích mà các nhà phân tích có thể vận dụng các phương pháp phân tích phù hợp. Một
số phương pháp phân tích BCTC thường được sử dụng là:
Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp nhằm nghiên cứu sự biến động và xác định mức độ biến động tuyệt đối và mức độ biến động tương đối của chỉ tiêu phân tích. Để áp dụng phương pháp này vào phân tích BCTC của DN trong quá trình so sánh trước hết cần phải đảm bảo tính “có thể so sánh được” tức là thỏa mãn các điều kiện: các chỉ tiêu được sử dụng để so sánh phải cùng phản ánh một nội dung kinh tế, cùng một phương pháp tính toán, cùng một đơn vị đo lường, được thu thập ở cùng một phạm vi thời gian và cùng một quy mô không gian. Bên cạnh đó phải chọn được tiêu chuẩn so sánh - gốc so sánh. Gốc so sánh thường được xác định theo không gian và thời gian. Tùy vào mỗi mục đích phân tích khác nhau người phân tích sẽ chọn gốc so sánh phù hợp. Trong trường hợp đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu, gốc so sánh sẽ được chọn là số liệu kỳ trước hoặc cùng kỳ này năm trước. Trường hợp đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, dự toán, định mức, gốc so sánh được chọn là số liệu kế hoạch, số liệu dự toán, số liệu định mức. Còn để đánh giá được kết quả đạt được của DN so với DN khác gốc so sánh được chọn là DN có điều kiện tương đương hoặc số liệu trung bình ngành.
Quá trình phân tích theo phương pháp so sánh có thể được thực hiện bằng hai hình thức: so sánh theo chiều ngang (so sánh đơn giản) và so sánh theo chiều dọc (so sánh liên hệ). So sánh ngang trên BCTC của DN chính là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu, trên từng BCTC. Thực chất của việc phân tích này là phân tích sự biến động về quy mô của từng khoản mục trên từng BCTC của DN. Qua đó xác định mức biến động tăng hay giảm về quy mô của chỉ tiêu phân tích và mức độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêu nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. So sánh dọc trên BCTC của DN chính là việc sử dụng các tỷ lệ, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng BCTC, giữa các BCTC của DN. Thực chất việc so sánh theo chiều dọc là phân tích sự biến động về cơ cấu hay những quan hệ tỷ lệ giữa các chỉ tiêu trong hệ thống BCTC DN.
Phương pháp Dupont
Trong phân tích BCTC, người ta vận dụng mô hình Dupont để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Chính nhờ sự phân tích mối liên kết giữa các chỉ tiêu mà từ đó phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự logic chặt chẽ. Phương pháp Dupont được công ty Dupont (Mỹ) tìm ra và sử dụng đầu tiên để phân tích các chỉ số tài chính với nội dung là nhân cả tử số và mẫu số của chỉ tiêu phân tích với cùng một số để tách thành nhiều chỉ tiêu.
X = a/b X=a/c * c/b
Phân tích BCTC dựa vào Mô hình Dupont có ý nghĩa rất lớn đối với quản trị DN và được xem là một phương pháp hữu ích và hiện đại thể hiện ở việc dựa vào phương pháp này có thể đánh giá hiệu quả kinh doanh một cách sâu sắc và toàn diện, đánh giá đầy đủ và khách quan đến những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của DN. Từ đó, đề ra được hệ thống các biện pháp xác thực và tỉ mỉ nhằm tăng cường công tác cải tiến tổ chức quản lý DN, góp phần không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN ở các kỳ kinh doanh tiếp theo. Theo phương pháp này, suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.13: Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh suất sinh lời theo phương pháp Dupont
Phương pháp liên hệ cân đối
Phương pháp liên hệ cân đối dùng để phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố mà giữa chúng có sẵn mối liên hệ cân đối và chúng là những nhân tố độc lập. Một lượng thay đổi trong mỗi nhân tố sẽ làm thay đổi trong chỉ tiêu phân tích đúng một lượng tương ứng. Những liên hệ cân đối thường gặp trong phân tích tài chính như: tài sản và nguồn vốn, đẳng thức quá trình kinh doanh, cân đối hàng tồn kho, nhu cầu vốn và sử dụng vốn,… Có thể tóm lược nội dung của phương pháp này như sau: Giả sử có chỉ tiêu X cần phân tích, các nhân tố a, b, c có quan hệ độc
Số vòng quay của
tài sản Suất sinh lời của doanh thu
Doanh thu Tổng TSBQ LNST Doanh thu
Hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu
Suất sinh lời của tổng tài sản
X
X
: :
Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)
lập ảnh hưởng đến chỉ tiêu cần phân tích.
Quan hệ của X với các nhân tố thể hiện qua đẳng thức: X= a + b – c Ta gọi ∆X là đối tượng phân tích: ∆X = X1 – X0 = ∆a + ∆b - ∆c
Trong đó : ∆a = a1 - a0, ∆b = b1 - b0, ∆c = c1 - c0
Tổnghợp các nhân tố ảnh hưởng ta được: ∆X= ∆a + ∆b - ∆c
Trên cơ sở xác định sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích cần rút ra những nguyên nhân và kiến nghị những giải pháp nhằm đưa quá trình sản xuất kinh doanh của DN đạt được những kết quả cao hơn
CHƯƠNG 2