II. Nhu cầu dài hạn 194.335.251.748 Khả năng dài hạn 137.843.666
16 Tổng chi trực tiếp hoạt động KDBH
3.2.3.1. Áp dụng phương pháp Dupont trong phân tích
Trong phần thực trạng phân tích BCTC ở Chương 2, ta có thể nhận thấy trong phân tích BCTC hầu như Công ty mới chỉ sử dụng phương pháp so sánh, do đó các con số tính toán được, đặc biệt là các chỉ tiêu phản ánh suất sinh lời, chưa toát lên hết ý nghĩa của nó. Để khắc phục nhược điểm này, đối với các nội dung phân tích về hiệu quả kinh doanh, Công ty nên tiến hành nghiên cứu và áp dụng mô hình Dupont vào quá trình phân tích.
Trong phân tích suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE), phương pháp Dupont dựa vào mối quan hệ giữa suất sinh lời của vốn chủ sở hữu với suất sinh lời của doanh thu (ROS), suất sinh lời của tài sản (ROA) để thiết lập phương trình phân tích.
Có thể biểu diễn mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên theo phương trình sau: ROE = Hệ số tài sản
trên vốn chủ sở hữu x
Số vòng quay của tài sản x
Suất sinh lời của doanh thu
Phương trình trên thể hiện chỉ tiêu suất sinh lời của vốn chủ sở hữu chịu sự tác động bởi các yếu tố:
- Hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu (hay còn gọi là đòn bẩy tài chính), - Số vòng quay của tài sản,
Trong điều kiện môi trường kinh doanh khá ổn định ở nước ta hiện nay thì cả ba nhân tố này đều tác động đến suất sinh lời của vốn chủ sở hữu theo tỷ lệ thuận. Nghĩa là, khi các nhân tố này tăng sẽ làm suất sinh lời của vốn chủ sở hữu tăng và ngược lại. Do đó để tăng suất sinh lời của vốn chủ sở hữu có thể sử dụng các biện pháp tương ứng:
- Thay đổi cơ cấu tài chính: tỷ lệ nợ vay, tỷ lệ vốn chủ sở hữu - Tăng số vòng quay của tài sản
- Tăng doanh thu và giảm tương đối chi phí
Căn cứ vào các số liệu trên Bảng cân đối kế toán, khi tiến hành phân tích suất sinh lời của vốn chủ sở hữu theo phương pháp Dupont, ta thu được các kết quả thể hiện trong bảng 3.10 sau:
Bảng 3.10: Bảng tính các nhân tố tác động đến ROE của Công ty
Chỉ tiêu Năm Năm Năm 2009 so với 2008
± %
1. Tổng tài sản BQ 386.551.727.535 541.855.995.729 155.304.268.194 40.18% 2. Vốn chủ sở hữu BQ 300.396.273.010 301.350.898.379 954.625.369 0.32% 3. Doanh thu thuần 123.649.019.163 277.929.923.221 154.280.904.058 124.77% 4. Lợi nhuận sau thuế 573.919.851 37.483.688.744 36.909.768.893 6431.17% 5. Hệ số TS trên
VCSH(5)= (1)/(2) 1.2868 1.7981 0.5113 39.73%
6. Số vòng quay của
TS (6)= (3)/(1) 0.3199 0.5129 0.1931 60.35%
7. Suất sinh lời của
DT (ROS) 0.0046 0.1349 0.1302 2805.67%
8. Suất sinh lời của TS
(ROA) 0.0015 0.0692 0.0677 4559.24%
9. Suất sinh lời của
VCSH (ROE) 0.0019 0.1244 0.1225 6410.48%
(Nguồn: Chỉ tiêu được tính toán từ các số liệu trên BCTC năm 2009 của Công ty CPBHQĐ)
Qua bảng phân tích trên, ta thấy so với năm 2008, trong năm 2009 suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) là tăng từ 0,019 lên 0,1244. Nghĩa là trong năm 2008, một đồng vốn chủ sở hữu chỉ tạo ra 0,0019 đồng lợi nhuận. Sang năm 2009 một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 0,1244 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân của sự biến động này là do tác động của các nhân tố như hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu, số vòng quay của tài sản, suất sinh lời của doanh thu. Cụ thể như sau:
- Năm 2009, hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu tăng nhẹ từ 1,2868 lên 1,7981, do đó sự tác động của nhân tố này làm tăng suất sinh lời của vốn chủ sở hữu.
- Số vòng quay của tài sản cũng tăng, từ 0,3199 vòng trong năm 2008 lên 0,5129 vòng trong năm 2009, làm cho suất sinh lời của vốn chủ sở hữu tăng lên.
- Mặc dù doanh thu tăng khá nhiều (154.280.904.058 đồng tương ứng 124,77%), lợi nhuận sau thuế lại tăng ít hơn nhưng với tốc độ nhanh hơn (36.909.768.893 đồng tương ứng 6431,17%) nên suất sinh lời của doanh thu vẫn tăng 0,1302 tương ứng với 2805,67%, làm cho suất sinh lời của vốn chủ sở hữu vẫn tăng.
Ngoài ra, nhà phân tích còn có thể kết hợp phương pháp loại trừ với phương pháp Dupont trong phân tích các chỉ tiêu về suất sinh lời. Cụ thể, bằng phương pháp loại trừ, có thể thấy sự tác động của từng nhân tố đến chỉ tiêu suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) như sau:
Từ phương trình Dupont:
ROE = Hệ số TS/VCSH x ROA
Ta có bảng phân tích ảnh hưởng của vốn chủ sở hữu bởi hai nhân tố: Hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu và suất sinh lời của tài sản (ROA)
Bảng 3.11: Bảng phân tích ROE theo phương pháp Dupont của Công ty Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2009 so với năm 2008
Số tuyệt đối Số tương đối
1. Hệ số tài sản trên VCSH 1.2868 1.7981 0.5113 39.73% 2. Suất sinh lời của tài sản (ROA) 0.0015 0.0692 0.0677 4559.24% 3. Suất sinh lời của VCSH (ROE) 0.0019 0.1244 0.1225 6410.48%
(Nguồn: Chỉ tiêu được tính toán từ các số liệu trên BCTC năm 2009 của Công ty CPBHQĐ)
Qua phương trình Dupont ta nhận thấy, so với năm 2008, trong năm 2009, suất sinh lời của vốn chủ sở hữu tăng lên 0,1225. Nghĩa là trong năm 2009, một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra nhiều lợi nhuận hơn so với năm 2008 là 0.1225 đồng. Sự thay đổi của ROE chịu sự tác động của các nhân tố sau:
- Sự gia tăng của hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu:
∆ Hệ số tài sản trên VCSH = (1,7981 -1,2868) x 0,0015 = 0,0008 - Sự gia tăng của suất sinh lời tài sản:
∆ ROA = (0,0692 -0,0015) x 1,7981 = 0,1217
Như vậy, suất sinh lời của vốn chủ sở hữu tăng lên 0,1225, trong đó có sự đóng góp của cả hai nhân tố: hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu và nhân tố suất sinh lời của tài sản. Trong đó, nhân tố hệ số suất sinh lời của tài sản đóng góp đến 0,1217 còn sự thay đổi của nhân tố hệ số suất sinh lời của vốn chủ sở hữu không rõ
rệt, do đó sự biến động của nó cũng không tác động nhiều đến suất sinh lời của vốn chủ sở hữu.