- Hàng tồn kho: tăng là do nguyên liệu, vật liệu tồn kho tăng Như chúng ta đã
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH BÁO CÁO
3.1.1. Mục tiêu hoàn thiện
Phân tích BCTC của một DN là mối quan tâm của nhiều nhóm người khác nhau như Ban giám đốc, Hội đồng quản trị, các nhà đầu tư, các cổ đông, các chủ nợ, các khách hàng chính, những người cho vay,... vì vậy việc hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích BCTC tại các DN rất được chú trọng. Tại Công ty Cổ phần BH Quân đội hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích BCTC nhằm đạt được các mục tiêu sau:
Tăng cường quản lý tài chính tại Công ty Cổ phần BH Quân đội.
Xã hội càng phát triển thì nhu cầu thông tin càng trở lên đa dạng và cần thiết. Hiện nay, thông tin được xem là một yếu tố hết sức quan trọng trong việc ra quyết định của các nhà lãnh đạo, nhà quản lý, nhà đầu tư,…
Bất kỳ nhà quản lý nào cũng căn cứ vào những thông tin từ BCTC định kỳ để ra các quyết định của họ nhưng nhu cầu thông tin có thể khác nhau tùy thuộc vào cấp độ quản lý. Phân tích BCTC nhằm cung cấp những thông tin có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với công tác quản lý tài chính của DN. Điều đó được thể hiện ở những vấn đề sau:
- Những thông tin thu được từ việc phân tích BCTC chủ yếu để đánh giá tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thực trạng tài chính của DN trong kỳ hoạt động đã qua, giúp cho nhà quản lý nắm bắt tình hình sử dụng vốn (phân bổ vốn, hiệu quả sử dụng vốn, bảo toàn vốn) và khả năng huy động nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh của DN.
- Những thông tin này thể hiện tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh của DN, giúp các nhà quản lý nắm được tình hình phân bổ tài sản, các nguồn tài trợ tài sản. Bên cạnh đó, kết quả của việc phân tích cung cấp cho các nhà quản lý tài chính những thông tin về tình hình thanh toán, về nhu cầu và khả năng thanh toán của DN.
- Ngoài ra, những thông tin thu được từ việc phân tích BCTC cũng giúp cho các nhà quản lý dự báo nhu cầu tài chính cho hoạt động của DN, dự báo được những rủi ro tài chính tiềm ẩn, từ đó có kế hoạch và các quyết định kịp thời, phù hợp để ngăn ngừa và hạn chế tối đa các rủi ro ấy.
Như vậy, việc phân tích BCTC nhằm cung cấp những thông tin là những căn cứ quan trọng trong việc phân tích, nghiên cứu, phát hiện những khả năng tiềm tàng, là những căn cứ quan trọng đề ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư vào DN của chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của DN nhằm mục tiêu tăng cường lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh.
Phản ánh trung thực tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần BH Quân đội
Hoạt động tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của DN có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của DN và ngược lại tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó, DN có thể kiểm soát chặt chẽ hoạt động sản xuất kinh doanh bằng việc sử dụng các công cụ tài chính DN thông qua những hoạt động của nó. Điều này cho phép DN kịp thời phát hiện những tồn tại, thiếu sót cũng như ưu điểm trong đầu tư kinh doanh, từ đó đưa ra những quyết định, những biện pháp cần thiết nhằm điều chỉnh hoạt động hoặc phát huy thế mạnh, tiềm năng của DN.
Kết quả và tình hình của các mặt hoạt động của DN được phản ánh bằng những chỉ tiêu kinh tế - tài chính trên BCTC. Nếu các chỉ tiêu về mặt tài sản như vốn bằng tiền, các khoản phải thu, tài sản cố định, các khoản đầu tư tăng thể hiện DN mở rộng quy mô kinh doanh, năng lực hàng sản xuất và tiêu thụ. Nếu các chỉ tiêu về mặt công nợ: các khoản vay ngắn hạn, dài hạn, các khoản phải trả nhà cung cấp, các khoản phải trả khác… tăng thể hiện DN huy động nguồn vốn bên ngoài vào việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Nếu các chỉ tiêu về nguồn vốn chủ sở hữu: vốn và quỹ tăng thể hiện DN đã tăng nguồn vốn tự có, tăng khả năng độc lập tài chính. Tuy nhiên, để đánh giá trung thực hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN thì phải dựa trên việc đánh giá mối liên hệ tương quan giữa các chỉ tiêu đó. Mối quan hệ giữa các số liệu chủ yếu trong hệ thống BCTC không có sự hiển thị rõ ràng nếu không có sự phân tích. Vì vậy, những nhà chuyên môn đã thiết lập những chỉ tiêu biểu thị ý nghĩa của các mối quan hệ và phản ánh các khuynh hướng có thể kết luận được. Người sử dụng BCTC có thể chỉ cần so sánh các chỉ tiêu của các DN quan tâm đối với các tiêu chuẩn khách quan định trước hay đối với các DN khác trong cùng ngành hoạt động.
Giúp DN có cơ sở xây dựng chiến lược phát triển
Các DN muốn tồn tại trong nền kinh tế thị trường cần phải có chiến lược phát triển. Các chiến lược này cần được xây dựng vừa phù hợp với thực trạng của DN vừa có những dự báo về tình hình chung của nền kinh tế và môi trường kinh doanh. Chiến lược của các DN phải nhằm mục đích tăng thế lực của DN, giành lợi thế cạnh tranh, khai thác triệt để lợi thế so sánh, tập trung vào các biện pháp để tận dụng thế manh, khắc phục các yếu điểm. Trong khi xây dựng chiến lược kinh doanh, DN cần xác định phạm vi kinh doanh, mục tiêu và những điều kiện cơ bản để thực hiện mục tiêu.
năng của DN, đối thủ cạnh tranh. Cơ sở để lập kế hoạch kinh doanh là tình hình thực tế của DN trong kỳ và kế hoạch, nhiệm vụ chung của DN trong kỳ tới. Tình hình thực tế của DN về hoạt động sản xuất kinh doanh được thể hiện thông qua các chỉ tiêu trên BCTC và việc sử dụng BCTC để phân tích tài chính cũng như hoạt động kinh doanh. Nhờ có số liệu trên BCTC, DN tiến hành phân tích BCTC mà các nhà lập chiến lược và kế hoạch kinh doanh có thể đưa ra nhận xét, đánh giá một cách khách quan về thực trạng của DN cũng như dự đoán xu hướng phát triển trong tương lai của DN, xây dựng chiến lược phát triển DN, có được kế hoạch sản xuất kinh doanh đúng đắn, phù hợp với thực tế.