Phân tích giá trị DN theo phương pháp tài sản:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (Trang 37)

Phương pháp tài sản là phương pháp xác định giá trị DN trên cơ sở đánh giá giá trị thực tế toàn bộ tài sản hiện có của DN tại thời điểm xác định giá trị DN. Do vậy, giá trị thực tế của DN là giá trị thực tế toàn bộ tài sản hiện có của DN tại thời điểm xác định giá trị DN có tính đến khả năng sinh lời của DN.

thực tế được xác định trên cơ sở nguyên giá (tính theo giá thị trường hiện hành) nhân với chất lượng còn lại của tài sản. Đối với tài sản vô hình, giá thực tế được xác định theo giá trị còn lại trên sổ sách kế toán,… Căn cứ vào biên bản xác định giá trị DN, các nhà phân tích sẽ tiến hành xem xét tình hình biến động giá trị DN. Bằng cách so sánh giá trị DN thực tế với giá trị sổ sách kế toán trên tổng số cũng như từng bộ phận giá trị, các nhà quản lý sẽ biết được nguyên nhân ảnh hưỏng đến giá trị DN. Từ đó, đánh giá tính hợp lý về sự biến động của các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị DN và đề xuất các giải pháp thích hợp để tăng giá trị DN. Trong điều kiện cho phép, nếu có số liệu xác định giá trị DN của nhiều kỳ trước, các nhà phân tích có thể so sánh giá trị thực tế của DN kỳ này so với kỳ trước nhằm biết được tình hình tăng trưởng và xu hướng biến động về giá trị DN.

So với việc phân tích giá trị DN trên cơ sở giá trị sổ sách, phân tích giá trị DN trên cơ sở giá trị thực tế tài sản chính xác hơn nhiều. Bằng cách này, các nhà quản lý đã phần nào đưa giá trị DN đến gần với giá trị thực của DN trên thị trường. Tuy nhiên, cách thức xác định bộ phận giá trị vô hình, nhất là lợi thế kinh doanh của DN lại chưa thật thuyết phục.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (Trang 37)