30.18.844.288 1270.71% Các khoản Nợ phải trả: Để thấy được tình hình thực tế của các khoản nợ phả

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (Trang 67)

- Hàng tồn kho: tăng là do nguyên liệu, vật liệu tồn kho tăng Như chúng ta đã

6 30.18.844.288 1270.71% Các khoản Nợ phải trả: Để thấy được tình hình thực tế của các khoản nợ phả

Các khoản Nợ phải trả: Để thấy được tình hình thực tế của các khoản nợ phải

trả, bộ phận phân tích tiến hành lập Bảng 2.8:

Bảng 2.8. Bảng phân tích các khoản nợ phải trả năm 2009

Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch Số tiền % I. Nợ ngắn hạn 29.452.990.788 190.050.012.620 160.597.021.832 545.27%

1. Vay ngắn hạn 0 137.508.143.594 137.508.143.594

2. Phải trả người bán 17.611.262.853 15.374.214.756 -2.237.048.097 -12.70%3. Người mua trả tiền trước 982.311.862 3.336.378.868 2.354.067.006 239.65% 3. Người mua trả tiền trước 982.311.862 3.336.378.868 2.354.067.006 239.65% 4. Thuế và các khoản phải nộp NN 2.769.030.445 15.354.953.433 12.585.922.988 454.52% 5. Phải trả công nhân viên 7.118.946.728 3.832.278.247 -3.286.668.481 -46.17% 6. Các khoản phải trả khác 971.438.900 14.644.043.722 13.672.604.822 1407.46% II. Dự phòng nghiệp vụ 66.816.130.193 194.335.251.748 127.519.121.555 190.85% 1. Dự phòng phí 56.852.472.163 146.341.616.492 89.489.144.329 157.41% 2. Dự phòng bồi thường 3.996.411.649 47.993.635.256 43.997.223.607 1100.92% 3. Dự phòng dao động lớn 5.967.246.381 0 -5.967.246.381 -100.00% III. Nợ khác 135.375.456 220.433.894 85.058.438 62.83% 1. Chi phí phải trả 132.908.163 217.966.601 85.058.438 64.00% 2. Tài sản thừa chờ xử lý 2.467.293 2.467.293 0 0.00% Tổng 96.489.554.875 384.520.639.824 288.031.084.949 298.51%

Các khoản nợ phải trả cuối năm tăng so với đầu năm là 288.031.084.949 đồng tương ứng 298,51% đồng thời tỷ trọng của nó trong tổng nguồn vốn cũng tăng từ 24,3% lên 56%, việc tăng lên của khoản mục nợ phải trả này là do tăng lên của hai khoản mục nợ ngắn hạn và dự phòng nghiệp vụ. Trong đó:

- Nợ ngắn hạn: Nợ ngắn hạn của Công ty tăng từ 29.452.990.788 đồng lên 190.050.012.620 đồng tương ứng với 545,27%. Nợ ngắn hạn tăng nhiều như vậy là do sự tăng lên rất lớn của khoản mục vay ngắn hạn, thuế và các khoản phải nộp nhà nước và các khoản phải trả khác.

Khoản mục vay ngắn hạn tăng đột biến trong năm 2009: 137.508.143.594 đồng trong đó vay của Ngân hàng TMCP Quân đội 120.000.000.000 đồng và vay của Ngân hàng TMCP XNK – CN Long Biên là 17.508.143.594 đồng. Công ty tiến hành vay ngắn hạn tại hai ngân hàng này nhằm thanh toán hai khoản nợ: khoản nợ bằng đồng nội tệ 120.000.000.000 đồng để trả Công ty Cổ phần Tân Phú Long -

mua cổ phần; khoản nợ bằng đồng ngoại tệ 17.508.143.594 đồng - chuyển trả phí nhượng tái cho Công ty Môi giới Tái BH Aon.

Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước: Khoản mục này có sự tăng đột biến 15.354.953.433 đồng tương ứng với 454,52% là do chủ yếu sự tăng lên của khoản thuế TNDN. Năm 2009 – chỉ sau 2 năm ra đời, Công ty đã đạt được mức lợi nhuận tính thuế 50.268.729.249 đồng, với thuế suất thuế TNDN 25%, Công ty sẽ nộp thuế TNDN đóng góp vào Ngân sách Nhà nước là 12.567.182.312 đồng.

Các khoản phải trả khác: Khoản mục “Các khoản phải trả khác” cũng có sự tăng lên đột biến, cũng bắt nguồn từ một năm kinh doanh làm ăn có lãi của Công ty. Các khoản phải trả khác tại ngày 31/12/2009 (14.644.043.722 đồng) chủ yếu bao gồm khoản còn phải trả cổ đông về cổ tức 13.415.650.000 đồng.

- Dự phòng nghiệp vụ: Dự phòng nghiệp vụ tăng 127.519.121.555 đồng tương ứng 190,85%.Theo số liệu trên bảng Cân đối kế toán, trong dự phòng nghiệp vụ thì khoản mục dự phòng phí là tăng nhiều nhất. Theo tính toán của Công ty, dự phòng phí được trích lập theo thông tư 156, bằng tổng: 25% doanh thu giữ lại của nghiệp vụ hàng hóa và 50% doanh thu giữ lại của các nghiệp vụ còn lại. Doanh thu tăng từ 143.752.719.883 đồng (năm 2008) lên 341.708.288.523 đồng (năm 2009) chính vì vậy dự phòng phí tăng lên là điều dễ hiểu. Bên cạnh đó, dự phòng bồi thường cũng tăng lên. Công ty Cổ phần BH Quân đội được thành lập tháng 10/2007, trong thời gian đầu - năm 2007, 2008 chủ yếu là việc kinh doanh mang về doanh thu, nhưng sang năm 2009 thì cùng với việc doanh thu tăng lên thì bồi thường cũng tăng không kém từ 3.996.441.649 đồng lên 43.997.223.607 đồng. Dự phòng bồi thường trích lập trong năm 2009 chính là phần bồi thường của 3 năm 2007, 2008, 2009 chưa giải quyết. Dự phòng dao động lớn mặc dù đã được trích lập là 12.061.617.424 đồng nhưng đã được dùng để chi cho một số tổn thất lớn phát sinh trong năm.

Phân tích khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán của DN cho biết năng lực tài chính trước mắt và lâu dài của DN. Khả năng thanh toán của DN càng cao, năng lực tài chính càng lớn, an ninh tài chính càng vững chắc và ngược lại, khả năng thanh toán của DN càng thấp, năng lực tài chính càng nhỏ và an ninh tài chính sẽ kém bền vững.

Để phân tích khả năng thanh toán, bộ phận phân tích của Công ty đã sử dụng các chỉ tiêu liên quan đến các hệ số thanh toán: hệ số khả năng thanh toán tổng quát, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, hệ số khả năng thanh toán nhanh với nguồn số liệu trên Bảng cân đối kế toán của Công ty năm 2009.

Chi tiết được thể hiện trong bảng sau:

Chỉ tiêu Công thức Đầu năm Cuối năm Chênh lệch

1. Hệ số khả năng TT tổng quát Tổng số tài sản 4.12 1.79 -2.33

Tổng số nợ phải trả

2. Hệ số khả năng TT nợ NH Tổng giá trị thuần của TSNH 11.96 2.79 -9.17

Tổng số nợ NH

3. Hệ số khả năng TT nhanh

Tiền và các khoản tương đương tiền

1.73 0.15 -1.58

Tổng số nợ NH

Nhìn vào bảng phân tích ta nhận thấy trị số của chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán tổng quát” trong cả đầu và cuối năm 2009 luôn lớn hơn 1, chứng tỏ Công ty bảo đảm được khả năng thanh toán.

Để đánh giá khả năng thanh toán tạm thời các khoản nợ ngắn hạn của DN trong kỳ báo cáo, các nhà phân tích sử dụng chỉ tiêu “Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn”. Kết quả tính toán chỉ tiêu này cho thấy trong cả đầu năm và cuối năm đều vượt quá 1, thậm chí còn lớn hơn 2, như vậy Công ty có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ vay ngắn hạn và tình hình tài chính là khả quan.

Bên cạnh chỉ tiêu “ hệ số thanh toán nợ ngắn hạn”, các nhà phân tích còn sử dụng chỉ tiêu “ Hệ số thanh toán nhanh” để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của DN bằng tiền, các khoản tương đương tiền. Thực tế cho thấy, nếu hệ số thanh toán nhanh lớn hơn 0,5 thì lượng tiền và tương đương tiền của DN quá nhiều, bảo đảm thừa khả năng thanh toán còn nếu nhỏ hơn 0,1 thì DN lại không đủ tiền để đáp ứng nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn. Như vậy, với hệ số khả năng thanh toán nhanh cuối năm 2009 của Công ty bằng 0,15 là rất hợp lý, thể hiện khả năng thanh toán nhanh của Công ty là rất tốt.

2.3.4. Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty

Hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh trình độ sử dụng các nguồn vật lực, tài chính của DN để đạt hiệu quả cao nhất. Hiệu quả kinh doanh là thước đo chất lượng, phản ánh trình độ tổ chức, quản lý kinh doanh của DN. Để đánh giá chính xác, có cơ sở khoa học hiệu quả kinh doanh của DN cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh phù hợp. Trên thực tế, có khá nhiều cách thức tiếp cận hiệu quả kinh doanh, do vậy cũng có nhiều chỉ tiêu khác nhau phản ánh hiệu quả kinh doanh.

Hiện nay, tại Công ty Cổ phần BH Quân đội, để phân tích hiệu quả kinh doanh của DN, Bộ phận phân tích đã được tiến hành thông qua phân tích các chỉ tiêu trên

Báo cáo kết quả kinh doanh, phân tích dòng tiền trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn.

+ Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty thông qua phân tích các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động của Công ty:

Bộ phận phân tích tiến hành lập Bảng 2.10. Bảng phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008 và 2009. Từ Bảng 2.10, ta có thể nhận thấy so với năm 2008 thì năm 2009 là một năm kinh doanh có hiệu quả của Công ty qua sự tăng đột biến của khoản mục Lợi nhuận sau thuế TNDN, lợi nhuận sau thuế TNDN năm 2009 của Công ty đạt 37.483.688.744 đồng tăng 36.909.768.893 đồng so với lợi nhuận sau thuế TNDN năm 2008 tương ứng với tỷ lệ 6.431,17%.

Để tìm hiểu nguyên nhân sâu xa sự tăng lên của khoản mục Lợi nhuận sau thuế TNDN này, ta xét đến khoản mục Tổng lợi nhuận kế toán mà cụ thể là lợi nhuận hoạt động kinh doanh BH, lợi nhuận hoạt động tài chính và lợi nhuận hoạt động khác. Khoản mục Tổng lợi nhuận kế toán năm 2009 của Công ty đạt 50.050.871.056 đồng tăng 49.476.951.205 đồng so với năm 2008 tương ứng với 8.620,88%. Trong đó, chủ yếu là sự tăng lên từ hoạt động kinh doanh BH, một phần nhỏ là hoạt động khác và có sự giảm sút của hoạt động tài chính.

Hoạt động kinh doanh BH chuyển từ lỗ hơn 45 tỷ đồng năm 2008 sang lãi 9.368.577.880 đồng năm 2009 với sự tăng lên rất cao của doanh thu thuần hoạt động kinh doanh BH (155.905.894.437 đồng tương ứng 207,33%) và sự tăng lên (nhưng thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu) của tổng chi TT hoạt động kinh doanh BH (62.339.834.222 đồng tương ứng 140,89%), chi phí bán hàng (2.857.562.631 đồng tương ứng 64,17%), chi phí QLDN (35.688.463.731 đồng tương ứng 49,47%).

Hoạt động khác tăng không đáng kể 34.109.234 đồng tương ứng 73,77%. Hoạt động tài chính của Công ty trong năm 2009 với lợi nhuận giảm 5.577.191.882 đồng tương ứng 12,08% cụ thể: Doanh thu hoạt động tài chính giảm -1.667.601.233 đồng tương ứng 3,44% và sự tăng lên rất lớn của Chi phí hoạt động tài chính 3.909.590.649 đồng tương ứng 175,44%.

Bảng 2.10. Bảng phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008 và 2009

TT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch

Số tiền Tỷ lệ

1 Thu phí BH gốc 143.752.719.883 341.708.288.523 197.955.568.640 137.71%

2 Thu phí nhận tái BH 18.180.178.526 26.441.047.120 8.260.868.594 45.44%

3 Các khoản giảm trừ 42.645.455.651 68.607.161.713 25.961.706.062 60.88%

4 Tăng dự phòng phí 56.852.472.163 89.489.144.329 32.636.672.166 57.41%

TT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch

Số tiền Tỷ lệ

6 Thu khác hoạt động KDBH 19.436.604 148.254.226 128.817.622 662.76%

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w