Do đặc điểm đặc thù của ngành xây lắp là công việc thường xuyên biến động do tính chất công việc mang tính thời vụ để đảm bảo đúng tiến độ thi công các công trình . Vì vậy công ty áp dụng 2 hình thức trả công lao động:
- Trả lương thời gian kết hợp lương khoán đối với lao động khối văn phòng. - Lương khoán sản phẩm với lao động trực tiếp.
Mức lương tối thiểu công ty áp dụng năm 2012: 2,000,000 đồng/ tháng căn cứ nghị định số70/ 2011/ NĐCP ngày 28/8/2011 của Chính phủ.
- Công ty đã thực hiện xây dựng và đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương theo hệ thống thang lương A1 được BQL các KCN và chế xuất Hà Nội phê duyệt ngày 28/8/2010.
Đối với công nhân LĐ trực tiếp thì hình thức trả lương là trả lương khoán sản phẩm, với biểu mẫu chấm công chế độ, công khoán, công ca, độc hại theo quy định. Đối với lao động gián tiếp : được chia làm 2 loại :
- LĐ gián tiếp phòng ban:
Hàng tháng Phòng tổ chức LĐTL có nhiệm vụ lập danh sách cán bộ lãnh đạo hưởng lương gián tiếp phòng ban, sau đó trình Giám đốc công ty đánh giá mức độ hoàn thành công việc của từng cán bộ. Các phòng ban, đơn vị hưởng theo mức lương khuyến khích của đơn vị mình theo mẫu biểu riêng. Phòng TC-LĐTL căn cứ vào quỹ lương gián tiếp của công ty để dự kiến mức lương năng suất cho các đơn vị theo chức năng nhiệm vụ được giao và mức độ hoàn thành công việc, sau đó trình Tổng giám đốc phê duyệt.
- Với lương gián tiếp nhà máy, xí nghiệp, đội công trình độc lập trực thuộc, công ty: trả lương dựa trên quy chế trả lương, thưởng đã được phê duyệt. Định kỳ hàng quý, 6 tháng và đột xuất, phòng TC-LĐTL công ty có trách nhiệm lập báo cáo tình hình sử dụng lao động của công ty trình TGĐ phê duyệt, sở lao động TBXH và tổng công ty lắp máy Việt Nam.
Trả tiền lương thời gian
các Phòng ban của Công ty( lao động gián tiếp) và được áp dụng theo quy chế trả lương - Tiền thưởng của Công ty, bao gồm:
-Cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý
-Cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành phục vụ và các đối tượng người lao động khác mà không thể thực hiện trả lương theo lương khoán.
Công ty sử dụng cách trả công theo thời gian phù hợp với nguyên tắc trả lương theo thời gian, đó là áp dụng cho những công việc khó định mức của cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý và nhân viên phòng ban.
Việc trả lương theo thời gian của Công ty hiện nay cũng nhằm để đảm bảo để người lao động hoàn thành tốt công việc của mình, người làm việc tốt hay chưa tốt cũng được đánh giá qua hệ số từ đó có thể phần náo đó giúp khắc phục được nhược điểm của hình thức trả công theo thời gian đã nói ở trên.
Tiền lương cho cán bộ lãnh đạo và quản lý Công ty
Ti = LTT : Nc x Ni x Hđc x H(a,b,c) + Pc (nếu có)
- Ti: Mức Tiền lương của người thứ i
- LTT: Tiền lương tối thiểu hiện hành theo quy dịnh của Chính phủ - Nc: Số công trong tháng (hiện tại là 24 công/tháng).
- Ni: Số ngày công thực tế (Ni ≤ 25)
-Pc: Mức phụ cấp chức vụ, trách nhiệm, khu vực,… của người thứ i (nếu có).
- Hđc: Hệ số điều chỉnh lương
Bảng 2.10: Hệ số điều chỉnh lương của 1 số chức vụ trong công ty.
Số Chức danh, chức vụ chỉnh (Hđc)Hệ số điều
1 TGĐ, phó tổng giám đốc 5,5
2 Trưởng phòng 3,8
3 Phó phòng 2,8
4 Kế toán trưởng 5
6 Phó Trưởng ban bảo vệ quân sự 1,5
Nguồn: Phòng tổ chức lao động-tiền lương
- H(a, b, c): Hệ số đánh giá chất lượng lao động hàng tháng của công ty. Hệ số này thông thưởng sẽ do Tổng giám đốc phê duyệt, như sau:
+ Riêng với Tổng giám đốc áp dụng mức cố định 6,5
+ Đối với các chức danh còn lại của bảng trên hệ số này có 3 mức a = 4,0 ; b = 3,5 ; c = 3,0
Từ cách xác định mức lương theo thời gian chi trả cho người lao động, ta có bảng mức lương trung bình đối với cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý cấp cao
Bảng 2.11: Tiền lương cán bộ lãnh đạo theo phương án hiện hành (Áp dụng mức lương tối thiểu vùng là 2,700,000)
(Hệ số a, b, c được quy định trong phần những quy định chung về tiền lương ở trên)
Số TT Họ và Tên Nghề nghiệp,chức vụ Hệ số lương cơ bản Hệ số điều chỉnh Số công Phụ cấp chức vụ trách nhiệm Hệ số a, b, c Ghi chú a = 4,0 b = 3,5 c = 3,0 Tổng lương 1 Nguyễn Tiến Thành TGĐ 6.64 5.7 22 500,000 15,936,000 15,936,000 Riêng TGĐ áp dụng hệ số a,b, c cố định là 6,5
2 Nguyễn Tăng Phượng Phó TGĐ 6.31 5.7 22 500,000 10 534 950 9 261 450 7 978 950 12,000,000
3 Trịnh Xuân Thành Phó TGĐ 5.98 5.7 22 500,000 10 260 000 8 977 500 7 695 000 12,000,000
4 Đỗ Quốc Đoàn Phó TGĐ 5.98 5.7 22 500,000 10 260 000 8 977 500 7 695 000 12,000,000
5 Phạm Công Hoan Phó TGĐ 5.98 5.7 22 500,000 10 260 000 8 977 500 7 695 000 12,000,000
6 Đỗ Trọng Toàn KT trưởng 5.65 5.7 22 500,000 10 260 000 8 977 500 7 695 000 11.236.500
Tổng cộng 3,500,000 78 830 100 54 148 950 46 453 950 75,172,500
Từ 2 bảng số liệu trên ta thấy nhìn chung, phương án lương cho cán bộ quản lý và cán bộ lãnh đạo Công ty qua các năm là không thay đổi. Chỉ có các đợt điều chỉnh về tiền lương tối thiểu, về các loại phụ cấp, hay là hệ số điều chỉnh ở từng giai đoạn làm thay đổi về mức tiền lương của cán bộ nhân viên trong công ty. Năm 2013, Công ty áp dụng hệ số điều chỉnh chung với tất cả cán bộ lãnh đạo Công ty là 5,70. Cụ thể đối với tiền lương khi áp dụng mức lương tối thiểu vùng là 2.700.000 đồng thì mức lương của Tổng giám đốc là 15,936,000 đồng. Đây là mức lương trung bình đối với cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý cấp cao
Tiền lương cho CBCNV phòng ban, bộ phận nghiệp vụ
Ti = [(Tcd x Htn) + Tns] : Nc x Ni + Pc
- Ti: Tiền lương của người thứ i - Tcđ: Tiền lương cố định.
Hiện tại Công ty áp dụng mức 2.700.000đ - Htn: Hệ số thâm niên công tác:
Bảng 2.12: Hệ số thâm niên công tác
Số năm công tác Htn<1 năm 1≤Htn<3 năm 3≤Htn<5 năm 5 ≤Htn<10 năm Htn ≥ 10 năm Htn 1,0 1,1 1,2 1,3 1,5
Nguồn: Phòng tổ chức lao động-tiền lương
- Nc: Số công theo chế độ trong tháng (24 công) - Ni: Số công làm việc thực tế của người thứ i
- Tns: Tiền lương năng suất khuyến khích : được áp dụng theo 10 mức:
Bảng 2.13 : Mức lương năng suất khuyến khích
Mức lương
năng suất 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐVT
(1.000) 3.000 2.500 2.000 1.600 1.300 1.000 700 500 300 0
Nguồn: Phòng tổ chức lao động-tiền lương
- Pc: Phụ cấp chức vụ, trách nhiệm,…của người thứ i (nếu có) Pc = LTT x Hpc (Hệ số phụ cấp chức vụ, trách nhiệm)
như:
+. phụ cấp trách nhiệm +.phụ cấp chức vụ
+. phụ cấp độc hại nguy hiểm
+.phụ cấp làm ca 3 nhằm tăng cường đồng thời gắn trách nhiệm của người lao động với công việc được giao, đặc biệt là những cán bộ đảm đương công việc quan trọng như: lao động làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm, Đội trưởng đội công trình, Trưởng phó các phòng ban, và thường xuyên phải làm việc ca 3…Căn cứ để tính phụ cấp là hệ số phụ cấp tính trên tiền lương cơ bản trong tháng.
+. Phụ cấp trách nhiệm.
Bảng 2.14: Hệ số phụ cấp trách nhiệm của một số chức vụ trong công ty
Loại lao động H/s phụ cấp trách nhiệm
Đội trưởng đội công trình 0,3
Đội phó đội công trình, Tổ trưởng tổ SX 0,2
Tổ trưởng Tổ bảo vệ, an toàn vệ sinh viên, thủ kho, thủ quỹ 0,1
Nguồn: Phòng tổ chức lao động-tiền lương
+ Phụ cấp làm đêm:
Được áp dụng đối với những lao động đang làm việc vào ban đêm từ 22 giờ đến 6 giờ sáng, phụ cấp được tính theo công thức:
Phụ cấp làm đêm = TL cấp bậc, chức vụ tháng (cả phụ cấp chức vụ) X 30% (hoặc 40%) x Số giờ làm đêm Số giờ tiêu chuẩn quy định
trong tháng
Hiện tại ở Công ty LILAMA 3 có một bộ phận duy nhất phải làm đêm. nhưng công việc không phải là thường xuyên đó là bộ phận nấu, luyện thuộc phân xưởng đúc do vậy Công ty chỉ áp dụng ở mức 30% trên tiền lương cấp bậc, chức vụ.
Do quy trình công nghệ không thể dừng giữa chừng được nên thời gian nào có việc thì sẽ huy động lao động làm ca đêm, chứ không phải thường xuyên.
này là 7 người. Vì vậy, số tiền chi trả cho phụ cấp làm đêm cũng không nhiều. Trong hai năm từ 2011 đến 2012 số tiền chi trả phụ cấp làm đêm lần lượt là 4.427.000 đồng, 5.140.000 đồng, năm 2013 là 6.508.000 đồng. Số tiền này cũng không ảnh hưởng nhiều đến thu nhập của người lao động nên cũng không thực sự lớn. Song nó có ý nghĩa đảm bảo các quy định về pháp luật và động viên được lao động làm thêm để hoàn thành kế hoạch SXKD của công ty.
Ngoài các khoản phụ cấp trên, người lao động còn được hưởng các khoản trợ cấp như: thai sản ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,…Việc chi trả các khoản phụ cấp được tính đảm bảo công bằng và hợp lý và trả đúng theo phương án lương cho mọi người lao động,. Trừ những trường hợp bị điều động đi sửa chữa hay công tác xa. Nói chung, tình hình tổ chức thực hiện chi trả lương cho toàn bộ lao động cả trực tiếp và GT nói chung là nhanh gọn và đảm bảo
Dựa trên một quy chế thống nhất,Hàng tháng việc thanh toán lương cho người lao động đầy đủ hai lần trong một tháng. Lần đầu là phần lương ứng trước được phát trong vòng 10 ngày đầu của tháng hiện tại, lần 2 là phần lương quyết toán được phát trong vòng 25 ngày của tháng sau đó, rõ ràng và khá ổn định trong giai đoạn 2011-2013, thì việc tổ chức thực hiện công tác tiền lương ở Công ty Cổ phần Lilama 3 có nhiều thuận lợi..
Từ các phân tích trên ta có bảng tổng hợp tình hình thu nhập của lao động toàn Công ty
Bảng 2.15: Bảng tổng hợp thu nhập qua các năm (giai đoạn 2011-2013)
Năm THU NHẬP Trong đó Tổng số (Tr.đồng) Tiền lương và các khoản có TC lương (Tr.đồng) BHXH trả thay lương (Tr.đồng) Các khoản thu nhập khác (Tr.đồng) Bình quân 1 người/tháng (1.000 đồng) 1 2 3 4 5 2011 48.134,016 46.329,766 2.804,250 0 3.948 2012 52.898,400 49.417 3,481,400 0 4.740 2013 48.684,636 46.008,971 2,675,665 0 5.255
Nguồn: Phòng tổ chức lao động-tiền lương. Công ty cổ phần Lilama 3
triệu đồng. Mặc dù trong 2 năm này tổng số lao động toàn công ty không có nhiều biến động, năm 2012 số lao động bình quân còn ít đi so với năm 2012. Điều này làm cho thu nhập bình quân của người lao động tăng lên đáng kể từ 2.437.000 đồng năm 2011, tăng lên là 2.732.000 năm 2012. Tức là thu nhập bình quân của người lao động qua 1 năm đã tăng lên được 12,1%, tăng nhanh hơn mức tăng thực chi trong tổng quỹ lương. Đến năm 2013, lao động bình quân trên toàn công ty có chút thay đổi. Số lượng lao động tiếp tục được tinh giảm, cộng với những biến động về giá cả cuối năm 2013 làm cho tổng số thu nhập tăng lên đạt 72.194,620 triệu đồng, tăng lên 7,72% so với năm 2012. Điều này làm cho thu nhập bình quân đầu người của Công ty cũng tăng lên mức 3.137.000 đồng đạt 10,77% so với năm 2012.
So với ngành lắp máy và xây dựng cơ bản thì mức lương bình quân của Công ty đã dần đạt và vượt mức và vượt mức vào năm 2013
Bảng 2.16. Bảng so sánh mức thu nhập bình quân của Công ty và ngành
Công ty cổ phần Lilama 3 Ngành lắp máy
2011 2012 2013 2011 2012 2013
Mức thu nhập bình quân 3.948 4.740 5.255 4.020 4.932 5.052
Tỷ lệ tăng TNBQ (%) 12,1 7,72 13,3 4,1
Nguồn: Tổng công ty lắp máy Việt Nam
So với ngành lắp máy và xây dựng cơ bản thì mức lương bình quân của Công ty đã dần đạt và vượt mức và vượt mức vào năm 2013.
Theo điều tra bảng hỏi với câu hỏi : “Theo anh (chị) mức lương nhận được hiện nay có tương xứng với công sức mà anh/ chị đã bỏ ra hay không?” ta có kết quả
Bảng 2.17. Phiếu điều tra về mức độ tương xứng giữa công sức bỏ ra và tiền lương nhận được tại công ty
Stt Chỉ tiêu Tỷ lệ % 1 Rất tương xứng 22,3 2 Tương xứng 53,1 3 Không tương xứng 17,1 4 Rất không tương xứng 7,5 5 Tổng 100%
(Nguồn do sinh viên tự tổng hợp)
về mức độ tương xứng giữa công sức họ bỏ ra và mức lương nhận được là khá cao: ý kiến mức tiền lương tương xứng chiếm tỷ lệ cao nhất là 53,1%. Đó là một dấu hiệu đáng mừng phản ánh công tác tiền lương trong năm qua cũng có tiến triển tốt Như vậy các chính sách về tiền lương sẽ phát huy đượcvai trò tạo động lực cho người lao động, có tác dụng khuyến khích người lao động tích cực làm việc. Hơn nữa, tiền lương của cán bộcông nhân viên công ty chiếm khoảng 90% tổng thu nhập của họnên phù hợp với ý nghĩa của tiền lương trong kinh tếvà xã hội.
Tuy nhiên vẫn còn 17,1% cảm thấy mức lương nhận được không tương xứng và 7,5% cảm thấy bất công, vì theo họ việc đánh giá thực hiện công việc chủyếu dựa vào sốngày công làm việc thực tế, nhưvậy là không hợp lý và chưa công bằng, chưa đánh giá đúng năng lực và kết quả thực hiện công việc của họ. Vì vậy trong thời gian tới công ty cần quan tâm đến việc này.
Về tình hình tổ chức thực hiện trả lương thời gian được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1.8 Tổng quỹ lương thời gian của Công ty
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
KH TH KH TH KH TH 1. Số lao động hưởng lương thời gian Người 290 278 270 264 250 242 2. Tổng quỹ lương thời gian
Tr.đồn
g 1132,624 1137,882 1178,536 1186,421 1293,100 1308,155
3. TNBQ của LĐ hưởng lương thời gian
1.000đ 3905.6 4093.10 4364.9 4494.02 5172.4 5405.6
Nguồn: Phòng tổ chức lao động-tiền lương. Công ty cổ phần Lilama 3
Theo bảng tổng quỹ lương thời gian của Công ty ta thấy mặc dù lượng lao động hưởng mức lương thời gian của Công ty ngày càng giảm xuống do khó khăn của ngành xây dựng những năm qua, tuy nhiên tổng quỹ lương thời gian vẫn tăng lên. do năng suất lao động được cải thiện nên mức thu nhập BQ/người/tháng vẫn tăng. Cụ thể :
Trong năm 2011, số lao động hưởng mức lương thời gian nhỏ hơn kế hoạch đề ra là 12 người, tuy nhiên quỹ lương thời gian lại tăng 5.258 triệu đồng,
thời gian cũng ổn định. Qua hai năm tốc độ tăng quỹ lương thời gian so với kế hoạch lần lượt là 0,7% và 1,16%. Nhân tố chủ yếu khiến quỹ lương này tăng so với kế hoạch là do bình quân thu nhập của lao động hưởng lương thời gian tăng lên, đồng thời công ty đã thực hiện cắt giảm biên chế khá sâu.
Chi trả tiền lương khoán
Hình thức tiền lương theo sản phẩm hoặc lương khoán được áp dụng đối với lao động trực tiếp làm việc tại các xí nghiệp, phân xưởng, Nhà máy, tổ đội công trình của công ty đang phụ trách được áp dụng theo quy chế Trả lương- Tiền thưởng hiện hành. Do đặc thù của ngành xây lắp với chế đọ lương khoán là “Chìa khoá trao tay” nên công ty áp dụng hình thức khoán trực tiếp quỹ lương cho các bộ phận, đơn