Bài học kinh nghiệm cho địa bàn huyện Gia Bìn h tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển các hình thức tổ chức kinh tế làng nghề trên địa bàn huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 44)

Từ những kinh nghiệm về phát triển các hình thức tổ chức kinh tế làng nghề ở một sốđịa phương trong nước nêu trên và của một số nước trên thế giới , có thể rút ra một số bài học như sau:

+ Thứ nhất, quá trình phát triển kinh tế của mỗi nước đều quan tâm chú trọng phát triển các hình thức tổ chức kinh tế làng nghề, coi ngành nghề nông thôn và làng nghề là một nội dung phát triển kinh tế quan trọng. Phát triển các hình thức tổ chức kinh tế làng nghề cần gắn với quá trình công nghiệp hoá nông thôn.

+ Thứ hai, muốn phát triển nghề, làng nghề có hiệu quả trước hết phải có sự hỗ trợ tích cực từ phía Nhà nước bằng việc ban hành những cơ chế chính sách, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho sản xuất kinh doanh; hỗ trợ về tài chính và tiếp cận nguồn vốn, trong đó cần có cơ chế, chính sách cho các hộ tại làng nghề vay vốn không cần thế chấp.

+ Thứ ba, sản xuất làng nghề trước hết phải xuất phát từ nhu cầu thị trường. Tập trung, đột phá khâu thiết kế sản phẩm nhằm xây dựng và phát triển các sản phẩm làng nghề chủ lực, sản phẩm tiểu thủ công nghiệp tiêu bảng.

Tổ chức hội chợ, triển lãm, kết hợp làng nghề với các tour du lịch.

+ Thứ tư, đầu tư hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động làng nghề thông qua các trung tâm đào tạo, các viện nghiên cứu.

Cần xác định rõ đối tượng, nội dung, hình thức đào tạo cho phù hợp với từng ngành nghề và điều kiện ởđiạ phương, gắn giảng dạy lý thuyết với thực hành, tăng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35 cường phổ biến kiến thức, khoa học kỹ thuật. Quan tâm đến đội ngũ nghệ nhân, thợ cả, thợ giỏi, chú trọng đào tạo thế hệ lao động trẻ cho làng nghề.

+ Thứ năm, phát triển các tổ chức dịch vụ tư vấn, nghiên cứu và phổ biến kiến thức công nghiệp trong nông thôn, chủ yếu là hai loại hình dịch vụ, tư vấn các vấn đề kinh tế, quản trị doanh nghiệp nói chung và tư vấn về kỹ thuật sản xuất và chuyển giao công nghệ

Áp dụng công nghệ mới, hiện đại để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hạn chế ô nhiễm môi trường tại các làng nghề.

+ Thứ sáu, hỗ trợ một số cơ sở sản xuất, doanh nghiệp làng nghề trở thành doanh nghiệp đủ mạnh, thực hiện vai trò mở rộng thị trường, là đầu mối thu gom tiêu thụ sản phẩm, xuất khẩu.

+ Thứ bảy, phân loại những ngành nghề truyền thống có khả năng tồn tại phát triển, lựa chọn những sản phẩm đặc trưng để đầu tư; những ngành hoạt động cầm chừng hoặc có nguy cơ mai một để có chính sách phù hợp. Chú trọng phát triển các làng nghề truyền thống và có sản phẩm xuất khẩu thu ngoại tệ cao.

+ Thứ tám, đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, mặt bằng sản xuất...) tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất phát triển; triển khai các giải pháp phát triển bền vững môi trường.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 36

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển các hình thức tổ chức kinh tế làng nghề trên địa bàn huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 44)