Phát triển các hình thức tổ chức kinh tế làng nghề về môi trường của huyện Gia Bình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển các hình thức tổ chức kinh tế làng nghề trên địa bàn huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 95)

IV Tính chất gia truyền (tính

4.1.3Phát triển các hình thức tổ chức kinh tế làng nghề về môi trường của huyện Gia Bình

Bảng 4.9 Tình hình vay vốn của các cơ sở sản xuất trong làng nghề

4.1.3Phát triển các hình thức tổ chức kinh tế làng nghề về môi trường của huyện Gia Bình

huyn Gia Bình

Hiện nay vấn đề môi trường trong các làng nghềđang là vấn đề lan giải và bức xúc, sản xuất càng phát triển, địa hình chật hẹp và xen lẫn dân cư. Ô nhiễm môi trường, chất thải rắn, nước thải, khí thải, tiếng ồn… cần được giải quyết nhất là ở những khâu sản xuất độc hại nhưđúc đồng nhôm, tre ngâm, nhuộm tẩm bằng hoá chất… ỞĐại Bái và Xuân Lai các hộ sử dụng máy móc cũ kỹ, lạc hậu, lao động thủ công lượng kim loại tạp chất và hoá chất được thải ngay nơi chế tác mà chưa có biện pháp xử lý thích hợp, người thợ thủ công vẫn nghiễm nhiên tiếp xúc trực tiếp với những hoá chất độc hại đó mà không có bất cứ một phương tiện bảo hộ lao động nào như mũ, khẩu trang, ủng… Đối với nghề mây tre đan Xuân Lai các hộ phải ngâm tre tại ao, hồ, sử dụng rơm, bếp than lớn cho hun khói, gần khu vực các hộ ngâm và lò hun khói thì không khí rất ngột ngạt, khó chịu, trong khi đó người dân xung quanh vẫn phải chịu hàng ngày. Do vậy vấn đề ô nhiễm không khí cũng được đặt ra cho nghề này, đòi hỏi các hộ phải có biện pháp tự xử lý đểđảm bảo sức khoẻ của chính bản thân mình, đồng thời các cấp, các ngành phải có biện pháp quy hoạch thật kịp thời và hợp lý.

Hộp 4.3 Ý kiến của một cán bộ xã tại Xuân Lai về vấn đề ô nhiễm môi trường của các làng nghề

Phỏng vấn một cán bộ xã tại làng nghề Xuân Lai, ông cho biết: “Tôi thấy vấn

đề ô nhiễm làng nghề tại Xuân Lai đang là một nhức nhối. Người dân xung quanh cũng phản ánh nhiều về việc các doanh nghiệp, cá nhân làm nghề chưa có biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để. Người dân còn phải chịu đựng mùi hôi thối từ việc ngâm tre, mùi khói hàng ngày khá ngột ngạt, ô nhiễm tiếng ồn. Các hóa chất để ngâm tẩm cũng rất độc hại nhưng trong quá trình làm việc thì không thấy mấy người sử dụng bảo hộ lao động. Hy vọng trong tương lai, vấn đề bảo vệ môi trường được các cấp chính quyền quan tâm và có biện pháp xác đáng. Bản thân các doanh nghiệp và hộ

kinh doanh trong làng nghề cũng cần phải có ý thức gìn giữ môi trường sống cho người dân xung quanh.”

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 86 Với những vấn đề nêu trên nếu toàn huyện không có biện pháp can thiệp kịp thời, đúng lúc thì vấn đề ô nhiễm môi trường sẽ trở thành mối quan tâm cho toàn xã hội.

Một mặt do nhận thức của người dân chưa cao, do vậy, vấn đề môi trường làng nghề cần có giải pháp và chính sách hữu hiệu và bức thiết mới được khắc phục không riêng gì làng nghềở Gia Bình mà ở các làng nghề Việt Nam nói chung.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển các hình thức tổ chức kinh tế làng nghề trên địa bàn huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 95)